VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

 BỆNH THIẾU VITAMIN Ở TRẺ

 

Bệnh thiếu vitamin A

Vitamin A là loại vitamin tan trong mỡ, vì thế bệnh thường xảy ra do chế độ ăn của trẻ thiếu chất mỡ, hoặc do rối loạn hấp thu. Bị teo đường dẫn mật cũng làm trẻ thiếu vitamin A. Khi thiếu vitamin A, cơ thể của trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Trẻ bị quáng gà (nhìn không rõ vào lúc sẩm tối, hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng) khô kết mạc, khô rồi loét giác mạc (vết loét có khi gây thủng giác mạc, nếu khỏi vấn để lại sẹo và trẻ có nguy cơ bị mù). Trẻ bị thiếu vitamin A thường ăn kém và chậm lớn.

Ngoài việc cho trẻ dùng thêm vitamin A dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, gia đình cần cho trẻ ăn nhiều trứng, gan động vật, rau xanh và những loại quả có màu đỏ và vàng. Với trẻ đang bú mẹ nên cho dùng thêm dầu cá.

Bệnh thiếu vitamin B1

Bệnh này thường gặp ở trẻ em bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, hoặc ở trẻ ăn nhiều chất bột. Bệnh thiếu vitamin B1 chia thành 3 thể, gồm:

- Thể bán cấp: Trẻ kém ăn, hay nôn và bị táo bón.

- Thể cấp: Trẻ thường có triệu chứng thần kinh như liệt dây thần kinh sọ não (trẻ bị khàn tiếng hoặc mất tiếng), phản xạ gần xương sẽ giảm hoặc mất hẳn.

- Ở thể tối cấp: Trẻ sẽ bị suy tim với các biểu hiện như tím tái, khó thở, vật vã, tim to, nhất là ở bên phải, tiếng tim yếu: gan to…

Để trẻ không bị mắc bệnh này, người mẹ khi cho con bú cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin B1 như rau quả, thịt mỡ, lòng đỏ trứng… Khi trẻ đến tuổi ăn dặm và lớn hơn cũng vẫn áp dụng chế độ ăn như trên.

Bệnh thiếu vitamin B2

Vitamin B2 hay còn gọi là riboflavin có nhiều trong ngũ cốc, rau quả, thịt mỡ, lòng đỏ trứng. Trẻ bị bệnh thiếu vitamin B2 ngoài nguyên nhân ăn thiếu chất còn do uống quá nhiều sữa bò hoặc do rối loạn tiêu hoá kéo dài.

Khi thiếu vitamin B2 trẻ sẽ bị tổn thương ở miệng, mũi, môi. Cụ thể: Miệng: Môi nhợt mỏng, có vách nứt nông, mũi bị viêm đỏ và có vảy khô; lưỡi đỏ tím, gai lưỡi rụng nên lưỡi có hình bản đồ; mắt viêm có vẩy, niêm mạc đỏ, trẻ sợ ánh sáng; ngứa bộ phận sinh dục do viêm. Điều trị bệnh thiếu vitamin B2 ngoài dùng thêm vitamin B2 dạng thuốc thì hàng ngày có thể cho trẻ ăn thêm khoảng 40 – 60 mg men rượu bia.

Bệnh thiếu vitamin B6

Thiếu vitamin B6 thường xảy ra trong các trường hợp trẻ ăn uống không đủ chất hoặc uống quá nhiều sữa bò. Khi bị thiếu vitamin B6 trẻ thường bị co giật, thiếu máu, nhược sắc, viêm dây thần kinh và bị mẩn đỏ ngoài da.

Bệnh thiếu vitamin C

Bệnh này chỉ gặp ở những trẻ có chế độ ăn thiếu rau xanh, rối loạn tiêu hoá kéo dài và do dùng sữa hộp được đun nấu quá kỹ. Trẻ thiếu vitamin C sẽ chậm lớn, da xanh, hay cáu kỉnh, nhức xương, nhất là hai chi dưới, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da thành nốt. Trong các bữa ăn, hàng ngày nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có vị chua và bổ sung thêm vitamin C dưới dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh thiếu vitamin PP

Những trẻ bị thiếu vitamin PP da thường bị biến sắc ở những nơi phơi nắng như mặt, bàn tay, cổ… Do da bị hồng ban và phù nhẹ nên trẻ thấy ngứa và nóng. Sau một thời gian da sẽ bị lở loét và rụng vẩy. Trẻ thường xuyên bị nhức đầu, mất ngủ, ít phản ứng với ngoại cảnh, lưỡi bị viêm đỏ và bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ dễ bị viêm tai mạn. Sở dĩ trẻ bị thiếu vitamin PP là do chế độ ăn quá nhiều chất bột hoặc trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Muốn trẻ không mắc bệnh, cần cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin PP thường xuyên như thịt, cá, các loại dầu.

 




CÁC LOẠI THUỐC KHÁC
Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập