DÀY SỪNG LÒNG BÀN TAY, BÀN CHÂN MẮC PHẢI
(Acquired palmoplantar keratoderma)
Bệnh dày sừng lòng bàn tay, bàn chân mắc phải không phải do di truyền nguyên phát. Nó có thể được xem như một bệnh da phổ biến, một số trường hợp có yếu tố gia đình hoặc là triệu chứng thứ phát của một số bệnh tật khác.
LÂM SÀNG
Dày sừng lòng bàn tay bàn chân mắc phải thường xuất hiện ở người tuổi trẻ trưởng thành (trong khi đó dày sừng lòng bàn tay, bàn chân di truyền lại thường gặp ở trẻ em). Biểu hiện là da lòng bàn tay, bàn chân dày lên lan tỏa hoặc khu trú (vị trí thường ở vùng tỳ đè).
NGUYÊN NHÂN
Một số nguyên nhân dày sừng lòng bàn tay bàn chân mắc phải thường gặp sau đây:
-
Tình trạng da nhiễm trùng: Bệnh vảy nến, Viêm da (eczem), Lupus ban đỏ, Lichen phẳng, Vảy phấn đỏ chân lông (Pityriasis rubra pilaris), Đỏ da dày sừng;
-
Bệnh nhiễm trùng: Hội chứng Reiter, Nấm da, Bệnh giang mai, Bệnh ghẻ càng, Mụn cóc lan tỏa;
-
Bệnh lý tuần hoàn: Phù mạch bạch huyết (Lymphoedema);
-
Triệu chứng thứ phát của một số bệnh di truyền: Bệnh vảy ca (Ichthyosis), Loạn sản ngoại bì (Ectodermal dysplasia), Ly thượng bì bọng nước (Epidermolysis bullosa), Đỏ da dày sừng;
-
Do thuốc hoặc ngộ độc: I ốt, Lithium, Tegafur, Glucan, Dẫn xuất Halogen, Asen, Dioxin, Thuốc điều trị ung thư;
-
Bệnh lý nội tạng: Bệnh tuyến giáp (Myxoedema), U ác tính;
-
Bệnh khác: Có thể liên quan đến giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ.
ĐIỀU TRỊ
Các phương pháp điều trị sau đây có thể xem xét sử dụng đồng thời:
-
Chất làm mền
-
Bạt sừng (Keratolytics), như salicylic acid trong 5-10%.
-
Retinoids bôi tại chỗ
-
Thuốc mỡ vitamin D bôi tại chỗ (calcipotriol)
-
Retinoids uống (acitretin)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM KHẢO
VẢY NẾN
|
VẢY NẾN
|
VẢY NẾN
|
ECZEMA
|
ECZEMA
|
DÀY SỪNG KHU TRÚ
|
BS Lương Trường Sơn