TƯ VẤN

 

Á SỪNG LÒNG BÀN TAY, BÀN CHÂN

1.      NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Á sừng là tình trạng tế bào sừng biệt hóa còn dở dang (tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng), làm xuất hiện bong vảy da không hoàn toàn, thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân. Rất phiền toái cho người bệnh như: đau đớn, nứt rớm máu, đi lại, lao động khó khăn, mất thẩm mỹ, thiếu tự trong giao tiếp, chạy chữa nhiều nơi mà không hiệu quả.

Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng: do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số các bệnh nhân mắc bệnh đều là ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

2.      DỊCH TỄ

Á sừng rất hay gặp, là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân.

Á sừng hay gặp ở người trẻ như: nhân viên nhà hàng, đầu bếp, người nội trợ, nhân viên y tế, thợ làm móng tóc, may vá, bán rau củ quả, hải sản,…

Khí hậu khô hanh của mùa đông  là yếu tố làm cho bệnh càng nặng lên.

Một số yếu tố nguy cơ kích ứng làm khởi động cho viêm da cơ địa, thuận lợi cho quá trình phát sinh bệnh á sừng:

·        Thức ăn: hành tỏi, củ cải, nước nho, cam, tôm, cá.

·        Đồ dùng sinh hoạt: găng tay cao su, chất mạ nickel của một số đồ dùng và đồ trang sức, chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da.

·        Dung dịch tẩy rửa: xà bông, nước rửa chén bát

·        Khí hậu khô hanh mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.

Tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam.

3.      TRIỆU CHỨNG

Bệnh biểu hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng đỏ da, khô da và nứt da, vảy bong không hoàn toàn, nếu bóc vảy sẽ gây rách da, chảy máu.

Vị trí hay gặp là bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn tay, bàn chân. Bệnh nặng về mùa đông, giảm về mùa hè, đôi khi khỏi hẳn, đến mùa đông năm sau lại tái phát. Bệnh viêm nhiễm mãn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như: đến tuổi dậy thì, chửa đẻ, mãn kinh...

4.      CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán bệnh không khó nhưng cần phân biệt với bệnh vảy nến, nấm da bàn tay, bàn chân, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,...

5.      ĐIỀU TRỊ

5.1.     Nguyên tắc điều trị:

-        Lành tổn thương nhanh chóng;     

-        Nâng cao miễn dịch, chống tái phát bền vững;

-        Tái lập thích nghi (chung sống) với những yếu tố dị ứng (kích ứng).

 

5.2.     Cụ thể:

-        Thuốc bôi bạt sừng: axit salixilic, diprosalic, betnovate,...;

-        Kem chống khô;

-        Kháng sinh phổ rộng;

-        Thuốc chống nấm: Nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.

-        Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.

-        Tránh bóc vẩy da, lể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.

-        Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.

-        Bổ sung Vitamin bằng ăn trái cây các loại.

XEM HÌNH ẢNH Á SỪNG BÀN TAY

BS. Lương Trường Sơn

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập