TƯ VẤN

 

BỚT DA

1 . Bớt bẩm sinh là gì?

Một số đứa bé khi sinh ra đã có trên da một vết màu được gọi là bớt bẩm sinh. Chúng có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Các vết bớt thường có màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ. Khoảng hơn 10% trẻ con có các vết bớt này. Chúng được tạo thành do sự kết tụ lại của các mạch máu. Chúng có thể phẳng hay ghồ ghề, màu hồng, màu đỏ hay xanh nhạt.

2. Nguyên nhân

Tại sao lại có bớt? Nguyên nhân chính xác cho đến lúc này vẫn chưa được biết rõ. Hầu hết các vết bớt không di truyền, cũng như chúng không phải do bất cứ ảnh hưởng nào trong quá trình mang thai của bà mẹ.

3. Có các dạng bớt bẩm sinh

Bớt có nhiều dạng khác nhau. Một số dạng thông thường nhất là marcular stains, hemangiomas, và port wine stain.

Macular stain

Là những vết có màu hồng nhạt. Chúng là những dạng thông thường nhất của bớt. Dạng bớt này còn được gọi là “nụ hôn của thiên thần” nếu chúng nằm trên trán hoặc trên mí mắt. Nếu nằm trên lưng hoặc trên cổ, chúng được gọi là “vết cò mổ”. Chúng cũng có thể nằm trên đầu mũi, trên môi hoặc bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Chúng có màu hồng và phẳng. “Nụ hôn của thiên thần” hầu hết sẽ biến mất ở tuổi lên hai, nhưng “vết cò mổ” thì tồn tại cho tới lớn. Các vết bớt này vô hại và không cần điều trị.

Hemangiomas

Thuật ngữ “hemagioma” được dùng để mô tả nhiều dạng phát triển khác nhau của mạch máu. Hầu hết các bác sỹ thường sử dụng từ “hemangiomas” hơn là từ “birthmark”. Các vết bớt này thường không xuất hiện ngay sau khi sinh mà sẽ xuất hiện trong vòng vài tuần đầu tiên sau khi sinh.

Hemangiomas thường được chia làm hai dạng : Strawberry hemangiomas và cavernous hemangiomas.

-         Strawberry hemangioma: là những vết bớt hơi dầy lên, có màu đỏ sáng do các mạch máu bất thường nằm sát da.

-         Cavernous hemangioma: Là những vết bớt có màu xanh, là do các mạch máu bất thường nằm sâu dưới da.

Thông thường, một đứa trẻ chỉ có một hemangioma, nhưng cũng có một số trường hợp có hai hoặc ba vết. Rất hiếm gặp trường hợp trẻ sơ sinh có nhiều bớt hemangioma. Không giống như những vết bớt khác, hemangioma phát triển rất nhanh. Chúng phát triển khoảng trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh và kéo dài cho đến khoảng một năm. Hầu như rất ít gặp trường hợp vết có đường kính lớn hơn 23 inches. Sau năm đầu tiên, hemangioma ngừng phát triển. Chúng bắt đầu chuyển sang màu trắng và từ từ co lại. Bớt hemangioma trở nên bằng phẳng trong khoảng từ năm đến chín tuổi, nhiều trường hợp, chúng sẽ biến mất. Chưa ai biết được các bớt hemangioma phát triển rộng ra hoặc biến mất hoàn toàn như thế nào.

Các biến chứng của Hemangiomas:

* Thông thường, hemamgioma phát triển hay biến mất một cánh nhanh chóng có thể gây đau hoặc lở loét. Thường các vết lở này gây đau và có thể bị nhiễm trùng. Tốt nhất là bạn nên đến bác sỹ và rửa sạch vết thương, băng lại bằng gạc chống nhiễm trùng.
* Hemangioma nếu mọc trên bộ phận sinh dục nữ, trực tràng, gần mắt, mũi hay miệng có thể gây nguy hại. Bớt hemangioma nên được các bác sỹ theo dõi cẩn thận và có phương pháp điều trị thích hợp.
* Các bậc cha mẹ thường cho rằng bớt hemangioma dễ bị chảy máu. Các vết bớt này trông có vẻ như rất dễ bị chảy máu, tuy nhiên, thường không phải thế. Chảy máu chỉ xảy ra khi bị tổn thương. Nếu hemangioma bị chảy máu, hãy xem nó như một vết thương bình thường, rửa sạch bằng xà phòng hoặc oxy già và băng chúng lại. Nếu vết thương không cầm máu, bạn nên đi gặp bác sĩ.
* Bớt hemangioma không to ra trong vòng một hai ngày. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đến bác sĩ để xem xét.

Điều trị bớt hemangiomas:

* Khi thấy vết bớt xuất hiện trên da của trẻ con, nên đưa chúng đến cho bác sỹ xem xét càng sớm càng tốt, để có sự chẩn đoán chính xác và đưa ra cách thức điều trị nếu cần thiết.
* Thật không dễ dàng cho các bậc cha mẹ để ngồi nhìn bớt hemangioma tiến triển, hoặc chờ đợi chúng biến mất mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, hầu hết các bớt hemangioma không cần phải điều trị, tự chúng sẽ tiêu dần và biến mất.
* Có nhiều cách để điều trị bớt hemangioma, nếu cần thiết. Không có phương pháp điều trị nào là tuyệt đối an toàn và tuyệt đối hiệu quả. Bác sỹ sẽ cân nhắc để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
* Cách điều trị các bớt hemangioma là dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid để thoa lên da hoặc sử dụng thuốc uống. Cách điều trị này đòi hỏi thời gian lâu và lặp lại nhiều lần. Một số tác dụng phụ đi kèm như giảm phát triển, tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể và dễ nhiễm trùng.
* Laser có thể ngăn chặn sự phát triển và loại bỏ những bớt hemangioma này. Hemangiomas với những vết lở không lành cũng có thể điều trị được bằng các kỹ thuật laser mới.

PortWine Stains (Bớt màu rượu đỏ)

Portwine stains là một dạng khác của bớt bẩm sinh, xảy ra khoảng 3 trên 1000 đứa trẻ. Thỉnh thoảng, nó còn được gọi là nevus flammeus hay capilllary hemangioma.

Portwine stains xuất hiện lúc sinh ra. Chúng có màu hồng, đỏ hay đỏ tía nhạt và phẳng. Chúng hầu hết được tìm thấy ở mặt, cổ, tay hoặc chân và có nhiều kích cỡ khác nhau. Không giống như hemangioma, portwine stains sẽ lớn dần khi đứa trẻ lớn lên. Theo thời gian, portwine stains sẽ trở nên dầy hơn phát triển thành một mụn thịt nhỏ. Portwine stains không tự biến mất, chúng tồn tại theo suốt cuộc đời.

Các biến chứng của Portwine stains:

* Portwine stains, đặc biệt là trên mặt, mang lại những rắc rối về tình cảm, xã hội và kinh tế. Portwine stains nếu xuất hiện trên trán, mí mắt hay cả hai bên khuôn mặt có thể liên quan đến bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), làm tăng áp lực của mắt mà nếu không được điều trị, có thể dẫn đến chứng mù lòa. Tất cả trẻ sơ sinh nếu xuất hiện các dạng vết bớt này thì nên đi xét nghiệm mắt và não.

Điều trị các vết bớt Port wine stain:

* Sử dụng mỹ phẩm để che phủ các vết bớt được xem là cách làm thông thường nhất. Và bác sỹ có thể cho bạn lời khuyên về việc sử dụng loại mỹ phẩm nào là cần thiết cho vết bớt của bạn.
* Nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã từng được áp dụng trong quá khứ, nhưng chưa có phương pháp nào tối ưu cả.
* Một số kỹ thuật laser mới gần đây đã đem lại những hiệu quả rất tốt và hạn chế tối đa rủi ro. Để có kết quả tốt nhất, việc điều trị nên tiến hành càng sớm càng tốt, thậm chí ngay cả lúc còn ẳm ngửa. Việc điều trị bằng laser được thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng hai tháng. Khoảng 25% bệnh nhân bị portwine stains có thể xóa sạch, 70% bệnh nhân có vết bớt được cải thiện hơn. Vì không hiểu điều này nên các bệnh nhân thường không quan tâm lắm đến liệu pháp trị bệnh bằng tia laser.
* Cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro khi điều trị bằng laser. Màu sắc của vết có thể đậm lên hoặc nhạt bớt, để lại những mảng màu vàng nhạt hoặc màu trắng trên da, nhưng điều này không thường xảy ra. Có thể bị sưng, bị đóng mài hoặc chảy máu chút ít. Nhưng điều này cũng không thường xuyên và có thể điều trị dễ dàng. Phương pháp mài mòn cũng được sử dụng, nhưng hiếm.
* Các vết bớt bẩm sinh sẽ không biến mất nếu không được điều trị . Và bác sĩ cũng đang nghiên cứu thêm về nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho tất cả các dạng của loại bớt này.

Vết bớt báo hiệu bệnh tật ?

- Một số vết bớt bất thường ở trẻ sơ sinh có phải là dấu hiệu của bệnh tật ?

Da các bé mới sinh có thể có các chấm hoặc mảng màu đỏ sẫm: đó là các vết bớt còn gọi là chàm đỏ. Bớt do sự phình to của các mạch máu nhỏ dưới da có dạng phẳng như da, có dạng nổi trên da.

Vết bớt thường xuất hiện ở cổ hoặc đầu, mặc dù chúng thực ra có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Bạn có thể không thấy bớt xuất hiện ngay sau khi sinh, một số loại bớt chỉ xuất hiện sau một vài tuần.

Các vết bớt đỏ mờ ( màu đỏ rượu nho )

Cùng với sự trưởng thành của bé, màu sắc của vết bớt ấy cũng ngày càng đậm và biến thành máu tím nhạt. Phần nhiều xuất hiện trên khuôn mặt và phần cổ, hơn nữa thể tích lại tương đối lớn, các vết bớt đỏ do mao mạch giãn nở, vì thế vết bớt này ngày càng đậm và to. Vết bớt này nằm trên khuôn mặt dễ gây ra mức độ nguy hiểm đối với bệnh tăng nhãn áp.

Vết bớt màu sữa socola

Màu sắc của vết bớt này chính là màu cà phê pha thêm sữa bò. Loại vết bớt này phần nhiều là hình elip, thường xuất hiện trên thân thể, mông và phần đùi. Vết bớt này lớn dần theo độ tuổi, màu sắc cũng đậm hơn, thông thường không có vấn đề gì về sức khỏe. Nếu đồng thời xuất hiện các vết bớt lớn hơn đồng xu thì có khả năng liên quan đến các u nhọt thần kinh, nên kịp thời đi khám bác sỹ.

Nốt ruồi bẩm sinh

Khoảng 1% trẻ sơ sinh có nốt ruồi này. Hình dạng của nó không theo một quy tắc nào cả, đường kính nhỏ khoảng 2 mm, thậm chí có nốt to khắp phần lưng, phần cổ hoặc các chi. Các nốt ruồi này có thể phát triển và gây ra ung thư da, nếu lan rộng thì nên kịp thời đi điều trị.

Bớt mạch máu màu hồng

Loại bớt này xuất hiện trên mặt, da đầu, lưng và phần bung. Loại bớt này hình thành sau khi sinh vài tuần, có thể không lộ trên da, không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu có xu hướng nổi to bất thường thì cũng nên có phương án điều trị kịp thời.

Bớt mạch máu dạng bọt biển

Loại bớt này xuất hiện khi có trục trặc trong việc hình thành mạch máu. Các mạch máu to hơn bình thường hoặc tập trung ở một vị trí quá nhiều, khiến chúng bị quấn vào nhau, hình thành nên bớt. Bớt này thường xuất hiện trên đầu và dưới cổ, khi lớn loại nhọt này cũng đậm, vào độ tuổi dậy thì có thể biến mất. Nhưng nếu nổi to thì nên kịp thời điều trị.

Các vết bớt màu cam

Khoảng 1/3 trẻ xuất hiện các vết bớt này. Đây là môt vết nhỏ, màu đỏ nhat, thường phủ lên da. Phần nhiều xuất hiện sau gáy, giữa hai mắt, trước trán. Khi trẻ lớn thì các vết bớt này mất dần

Những nguy cơ từ vết bớt trên da trẻ

Hầu như đứa trẻ nào vừa sinh hoặc ngay sau khi sinh cũng có vùng da sậm màu gọi là vết bớt, vết chàm.

Một số vết này phai mờ dần theo thời gian nhưng cũng có thể theo chiều hướng ngược lại. Phần lớn các vết bớt này không gây đau đớn và gây hại. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan khi một vài trường hợp liên quan đến vấn đề sức khỏe phải điều trị tương đối phức tạp.

Về nguyên nhân, có thể chia làm 2 loại chính là vết chàm và u máu, dựa theo việc gia tăng sắc tố da ở vùng đó hay mạch máu phát triển không bình thường. Tuy nhiên, theo dấu hiệu nhận biết bên ngoài, ta có thể bắt gặp những dạng bớt sau:

Dạng thường gặp nhất là vết chàm xuất hiện bẩm sinh ở vùng mông và vùng thắt lưng. Chúng có màu xanh, nhưng đôi khi có màu xám xanh, xám đen hay nâu. Vết chàm này sẽ nhạt dần khi trẻ đến tuổi đi học nhưng không bao giờ hết và không cần phải lo lắng điều trị.

Vết đốm màu hồng cam là dạng cụm mạch máu làm xuất hiện những vết nhỏ, hồng, phẳng trên da. 1/3 số trẻ sơ sinh có loại vết này với vùng da thông thường ở sau gáy, vùng giữa mắt, trên trán, mũi, môi trên hay mí mắt. Chúng sẽ mờ dần khi trẻ lớn nhưng vết đỏ sau gáy thường không hết. Loại này không cần phải điều trị.

Một số trẻ lại có vết bớt màu rượu vang đỏ, khi mới sinh đó là vết phẳng màu hồng đỏ nhưng dần dần sậm màu hơn và có thể chuyển sang màu tím đỏ và cũng có thể lan rộng hơn và dày hơn. Vùng bớt này nếu ở mí mắt có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh glaucoma (bệnh tăng nhãn áp). Bớt màu vang đỏ cũng có thể là dấu hiệu của những rối loạn khác, cũng có thể không, nhưng thường điều trị bằng liệu pháp laser hay cấy ghép da.

Với vết bớt màu “cà phê sữa” mà người Pháp thường gọi, hình oval với màu từ nâu nhạt đến nâu vừa. Chúng thường xuất hiện trên thân thể, phần mông và chân. Vết bớt này lớn dần theo độ tuổi, màu sắc cũng đậm hơn và thường không gây ra vấn đề về sức khỏe. Tuy vậy, nếu đồng thời xuất hiện các vết bớt lớn hơn đồng xu thì có khả năng liên quan đến các u nhọt thần kinh, nên đi khám bác sỹ sớm.

U máu màu dâu tây là một nhóm mạch máu nhỏ, cuộn chặt với nhau, hay xuất hiện trên bề mặt da tại mặt, da đầu, lưng hay ngực. Chúng có màu đỏ hoặc tím, phẳng hoặc nổi nhẹ. Loại bớt này xuất hiện chỉ vài tuần sau khi sinh, phát triển rất nhanh trong năm đầu cho đến khi rút bớt ở độ tuổi lên 9. Khi đó, vùng da đó vẫn còn vết mờ hoặc có nếp gờ. Không cần điều trị nhưng vì lý do thẩm mỹ, liệu pháp điều trị bằng thuốc và laser sẽ phát huy hiệu quả.

U máu dạng bọt biển: Loại bớt này cũng là một bệnh lý của mạch máu khi các mạch máu to hơn bình thường, hoặc tập trung quá nhiều ở một vị trí khiến chúng bị quấn vào nhau, hình thành nên bớt. Bớt này thường xuất hiện trên đầu và dưới cổ, khi lớn, chúng đậm hơn và vào độ tuổi dậy thì có thể biến mất.

Cũng được gọi là u máu nhưng những dị dạng mạch máu bẩm sinh chỉ xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn trẻ đã lớn hoặc trưởng thành, chiếm 1-4% ở trẻ sơ sinh. Các vết bớt thường xuất hiện ở quai hàm, má, lưỡi, môi, cũng có thể ở thân mình, chi hay các cơ quan bên trong, trong đó có não. Chúng phát triển chậm nhưng không tan biến theo thời gian, các biện pháp điều trị là cần thiết nếu cảm thấy đau và gây rối loạn chức năng.

Nốt ruồi bản chất là những tế bào trong da tập trung một chỗ thay vì dàn trải đồng đều. Chúng xuất hiện bất kỳ đâu trên cơ thể, ở dạng đơn lẻ hay từng cụm, màu sắc chủ yếu là đen, nâu hoặc đỏ. Nốt ruồi có xu hướng sậm hơn dưới ánh nắng mặt trời, nhạt dần khi trưởng thành và có thể mất đi ở tuổi già. Phần lớn nốt ruồi không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nó có thể là một phần nguy cơ ung thư da nếu có dấu hiệu như: thay đổi về kích thước, hình dạng, trông dị thường hơn các nốt ruồi khác, xuất hiện sau 20 tuổi.

(Sưu tầm)

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập