SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC LOẠI THUỐC
SỬ DỤNG TRONG DA LIỄU
Trong thực hành điều trị các bệnh da liễu, bên cạnh các loại thuốc bôi tại chỗ thì các loại thuốc đường uống, tiêm, truyền cũng được sử dụng nhiều và đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị. Khi sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp, hiện tượng tương tác thuốc có thể xảy ra làm giảm hiệu quả điều trị, tăng tác dụng phụ, tăng chi phí điều trị, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, vì vậy cần thận trọng khi kết hợp điều trị.
1. Các hình thức tương tác thuốc:
1.1. Tương tác dược động học: là hiện tượng tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ thuốc. Các loại thuốc dùng trong da liễu thường gặp dạng tương tác này ví dụ các thuốc bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển hoá ở gan do kích thích hoặc ức chế hệ thống men cytochrome P450 (CYP)… các thuốc này được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 1: Các thuốc ảnh hưởng tới hệ thống CYP:
TT
|
Nhóm thuốc
|
Loại thuốc
|
1
|
Kháng sinh
|
Macrolides (erythromycin, clarithromycin)
Metronidazole
|
2
|
Kháng nấm
|
Itraconazole, Ketoconazole
|
3
|
Kháng vi rút
|
Atazanavir, Indinavir, Nelfinavir, Ritonavir, Saquinavir
|
4
|
Tim mạch
|
Chẹn canxi (nifedipine, diltiazem, verapamil)
Amiodarone, Digoxin
Kháng Angiotensin II (enalapril, losartan)
Nhóm Statins (atorvastatin, lovastatin, simvastatin, pravastatin)
|
5
|
Chống động kinh
|
Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbitone
|
6
|
Chống trầm cảm
|
Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline
|
7
|
An thần
|
Alprazolam, Diazepam, Midazolam
|
8
|
Ức chế miễn dịch
|
Corticosteroids, Ciclosporin, Cyclophosphamide
|
9
|
Kháng histamine H1
|
Fexofenadine, Loratadine
|
10
|
Thuốc khác
|
Thuốc tránh thai
Sildenafil (Viagra)
Theophylline
Omeprazole
Dapsone, Warfarin, Codeine
|
1.2. Tương tác dược lực học: là tương tác mà tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng bởi loại thuốc khác. Có thể xảy ra các loại tương tác sau:
Tương tác hiệp đồng hoặc cộng hưởng: xảy ra khi dùng 2 thuốc cùng cơ chế tác dụng làm tăng hiệu quả hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Tương tác đối kháng: làm giảm tác dụng của 1 hoặc cả 2 loại thuốc kết hợp.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc:
Bảng 2: yếu tố tăng nguy cơ tương tác thuốc:
TT
|
Yếu tố
|
Chi tiết
|
1
|
Số lượng thuốc
|
Dùng kết hợp nhiều loại
|
2
|
Tuổi và tiền sử
|
Tuổi cao, tiền sử có nhiều bệnh
|
3
|
Rối loạn chức năng nhiều cơ quan
|
Tim, gan, thận,
|
4
|
Rối loạn chuyển hoá
|
Béo phì: làm giảm chuyển hoá của CYP
Thiểu năng tuyến giáp
Giảm protein trong máu
|
5
|
Gene
|
Thiếu men Thiopurine methyltransferase (cần thiết cho chuyển hoá azathioprine)
Các yếu tố acetyl hoá trong chuyển hoá một số thuốc như: isonazid, hydralazine, dapsone…
Genetic polymorphism.
|
3. Các nhóm thuốc và tương tác thường gặp trong da liễu:
3.1. Thuốc ức chế miễn dịch: là nhóm thuốc cần lưu ý nhất vì có thể tương tác với thuốc khác gây nhiễm độc các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như gan, thận, hoặc ức chế tuỷ xương. Trong nhóm này, Methotrexate (MTX) và cyclosporine thường gây tương tác với các thuốc khác nhất. Sử dụng methotrexate cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây ức chế tuỷ xương nghiêm trọng. Kết hợp MTX và retinoid làm tăng nguy cơ viêm gan, hoại tử gan. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần phải sử dụng các kết hợp này thì cần rất thận trọng và theo dõi kỹ. Ví dụ trường hợp viêm khớp vảy nến hoặc viêm khớp dạng thấp cần kết hợp MTX và NSAIDs thì nên dùng MTX liều nhỏ khoảng 7.5 – 15mg/tuần và theo dõi các xét nghiệm chức năng gan thận, công thức máu, công thức bạch cầu.
Bảng 3: tương tác với các thuốc ức chế miễn dịch.
Tên thuốc
|
Các thuốc gây tương tác
|
Cơ chế
|
Hậu quả
|
MTX
|
Retinoid uống
|
Hiệp đồng
|
Nguy cơ viêm gan
|
Cyclosporine
|
Giảm chuyển hoá cả 2 thuốc
|
Tăng nồng độ thuốc trong huyết tương
|
NSAIDs và salicylate
|
Giảm thải trừ MTX qua thận
|
Nhiễm độc MTX
|
Penicillin, probenecid
|
|
Sulfonamide
|
Giảm thanh thải MTX và giảm gắn với Protein huyết tương, tăng tác dụng kháng folate
|
Nhiễm độc MTX, thiếu máu.
|
Cyclosp-orine
(Cyc)
|
MTX
|
Giảm chuyển hoá Cyc
|
Tăng nồng độ 2 thuốc trong huyết tương
|
Amiodarone
|
Giảm chuyển hoá Cyc
|
Tăng Cyc huyết tương
|
Thuốc kháng nấm nhóm Azole
|
Chẹn can xi
|
Colchicine, Macrolide
|
Kháng vi rút nhóm ức chế protease (atazanavir, ritonavir, saquinavir)
|
Cyclosp-orine
|
Chlroquine
|
Chưa rõ
|
Tăng nồng độ Cyc đột ngột
|
Carbamazepine, phenytoin,
phenobarbitone
|
Tăng chuyển hoá Cyc
|
Giảm nồng độ Cyc huyết tương
|
Efavirenz, nevirapine
|
Rifampicin
|
Sulfonamides
|
Amnioglycosides
|
Tăng độc cho thận
|
Độc với thận
|
Ciprofloxacin
|
NSAIDs
|
Vancomycin
|
Digoxin
|
Giảm chuyển hoá và thanh thải của thuốc tương tác
|
Tăng nồng độ của thuốc tương tác trong huyết tương
|
Prednisolone
|
Statines
|
Ticlopidine (Tic)
|
Tăng chuyển hoá Tic
|
Giảm Tic huyết tương
|
Azathio-prine (Azt)
|
Allopurinol
|
àỨc chế oxy hoá xanthine giảm chuyển hoá thiopurine
|
Tăng độc tính của Azt
|
Thuốc ức chế men chuyển Angiotensine
|
Hiệp đồng ảnh hưởng tuỷ xương
|
Thiếu máu, giảm bạch cầu
|
Warfarin
|
Chưa rõ
|
Giảm nồng độ Warfarin
|
Mycoph-enolate (Myc)
|
Thuốc uống tránh thai
|
Chưa rõ
|
Giảm nồng độ và tác dụng thuốc tránh thai
|
Thuốc kháng acid
|
Giảm hấp thu Myc
|
Giảm tác dụng Myc
|
Cyclop-hospha-mide
|
Digoxin
|
Giảm hấp thu digoxin
|
Giảm tác dụng
|
3.2. Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng trong da liễu. Không chỉ các bệnh nhiễm khuẩn mà một số bệnh da không có nhiễm khuẩn vẫn có chỉ định dùng một số loại kháng sinh với tác dụng điều hoà miễn dịch. Nhiều nhóm thuốc có tương tác với thuốc kháng sinh được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 4: Tương tác với thuốc kháng sinh:
Tên thuốc
|
Các thuốc gây tương tác
|
Cơ chế
|
Tác động
|
Tetracycline
Doxycycline
Minocycline
|
Kháng acid
|
Chelation
|
Giảm hấp thu
|
Retinoids
|
Hiệp đồng hoặc cộng hưởng
|
Tăng nguy cơ tăng áp lực nội sọ lành tính
|
Warfarin
|
Giảm vi khuẩn đường ruột tạo vitamine K
|
Tăng nồng độ Warfarin trong huyết tương
|
Macrolides (trừ azithromycin)
|
Carbamazepine (Car)
|
Giảm chuyển hoá thuốc gây tương tác
|
Ngộ độc Car
|
Felodipine
|
Tăng felodipine huyết tương
|
Statins
|
Nguy cơ viêm cơ
|
Warfarin
|
Tăng Warfarin huyết tương
|
Diltiazem, verapamil
|
Giảm chuyển hoá Erythromycin
|
Tăng nồng độ ery huyết tương, nguy cơ loạn nhịp
|
Thuốc làm kéo dài khoảng QT
|
Hiệp đồng
|
Nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim
|
Digoxin
|
Tăng hấp thu digoxin
|
Tăng nồng độ digoxin huyết tương
|
Quinolone
Quinolone
|
Các thuốc bổ sung vi lượng kim loại
|
Chelation
|
Giảm hấp thu Quinolone
|
Thuốc làm kéo dài khoảng QT
|
Hiệp đồng
|
Nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim
|
Warfarin
|
Giảm chuyển hoá Warfarin
|
Tăng khả năng chống đông
|
Rifampicin
|
Ciclosporin, Digoxin ,
Ketoconazole, Thuốc tránh thai,
Phenytoin, Thuốc kháng vi rút, Theophylline, Warfarin
|
Tăng chuyển hoá thuốc tương tác
|
Giảm nồng độ thuốc tương tác trong huyết tương.
|
Dapson
|
Tăng chuyển hoá dapson
|
Tăng nguy cơ methemoglobinemia
|
Sulfonamide
|
Cyclosporine
|
Tăng chuyển hoá Cyc
|
Giảm nồng độ Cyc huyết tương
|
MTX
|
Giảm thanh thải MTX và giảm gắn với Protein huyết tương, tăng tác dụng kháng folate
|
Nhiễm độc MTX, thiếu máu.
|
3.3. Thuốc chống nấm: trong các bệnh da liễu, nấm là bệnh phổ biến và điều trị thường phải kết hợp cả thuốc bôi lẫn thuốc uống, thời gian điều trị có thể kéo dài đặc biệt đối với nấm móng. Chính vì vậy nguy cơ xảy ra tương tác thuốc khi kết hợp thuốc cần được lưu ý. Dưới đây là danh mục các loại thuốc có thể tương tác với thuốc chống nấm:
Bảng 5: các thuốc gây tương tác với thuốc chống nấm:
Tên thuốc
|
Các thuốc gây tương tác
|
Cơ chế
|
Tác động
|
Thuốc chống nấm nhóm Azoles (ketoconazole,
itraconazole, fluconazole)
|
Thuốc kháng acid, kháng H2, ức chế bơm proton
|
Tăng pH, giảm hấp thu azoles
|
Giảm nồng độ thuốc chống nấm trong huyết tương
|
Benzodiazepines
Cyclophosphamide
Ciclosporin
Digoxin
Phenytoin
Protease inhibitors
Sulfonylureas
Warfarin
|
Tăng chuyển hoá thuốc tương tác
|
Giảm nồng độ thuốc tương tác trong huyết tương
|
Statin
|
|
Tăng nguy cơ viêm cơ
|
Thuốc làm kéo dài khoảng QT
|
|
Nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim
|
Terbinafine
|
Thuốc chẹn beta (trừ atenonol)
|
Giảm chuyển hoá thuốc chẹn beta
|
Tăng nồng độ thuốc chẹn beta trong huyết tương
|
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)
|
Giảm chuyển hoá TCA
|
Tăng nguy cơ nhiễm độc TCA
|
Griseofulvin
|
Thuốc uống tránh thai (OCP)
|
Tăng chuyển hoá OCP
|
Giảm OCP huyết tương
|
3.4. Thuốc chống sốt rét: một số thuốc chống sốt rét được sử dụng trong một số bệnh da liễu như lupus ban đỏ bán cấp, mạn, các bệnh da nhạy cảm ánh sáng. Cần lưu ý một số tương tác thuốc sau:
Bảng 6: các thuốc tương tác với thuốc chống sốt rét:
Tên thuốc
|
Các thuốc gây tương tác
|
Cơ chế
|
Tác động
|
Hydroxychloroquine (Hyd)
|
Digoxin
|
Giảm thanh thải digoxin
|
Tăng nồng độ digoxin
|
Kháng acid
|
Giảm hấp thu Hyd
|
|
Chloroquine (Chlo)
|
Ampicillin (Amp)
|
Giảm sinh khả dụng Amp
|
|
Kháng acid
|
Giảm hấp thu Chlo
|
|
Cimetidine
|
Giảm chuyển hoá Chlo
|
Tăng nồng độ Chlo
|
Cyclosporine
|
Chưa rõ
|
Tăng nồng độ Cyc
|
Thuốc làm kéo dài khoảng QT
|
Hiệp đồng
|
Nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim
|
3.5. Tương tác thuốc với đồ ăn, uống, vitamine và muối khoáng: khi dùng thuốc chống động kinh, chống co giật mà sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng tác dụng của thuốc đối với hệ thần kinh trung ương. Dùng MTX, retinoid, thuốc độc với gan… kèm theo đồ uống có cồn sẽ làm tăng độc cho gan. Trong thời gian dùng can xi, nếu dùng cùng thuốc chẹn can xi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chẹn can xi; dùng cùng Chloroquine, hydroxychlorquine, viên sắt, quinilone, tetracycline sẽ làm giảm hấp thu các thuốc này; dùng cùng thiazide sẽ gây tăng can xi máu. Uống nước nho cùng một số thuốc có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương như: Amiodarone, Buspirone, Ciclosporin, Efavirenz, Felodipine, Nifedipine, Sildenafil, Simvastatin, Verapamil. Trong thời gian dùng thuốc có oestrogen (ví dụ thuốc tránh thai), không nên uống sữa đậu nành vì có thể làm tăng tác dụng của oestrogen. Sử dụng vitamin A và vitamin A acid làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A. Dùng vitamin D và thiazide có thể làm tăng can xi máu; sắt, kẽm làm giảm hấp thu quinolone vv…
3.6. Những tương tác nguy hiểm: một số tương tác cần đặc biệt lưu ý không nên sử dụng như: kết hợp azathioprine và allopurinol; kết hợp cyclosporine và macrolides hoặc thuốc chống nấm nhóm azole; kết hợp MTX với NSAIDs hoặc retinoid uống; kết hợp thuốc làm kéo dài khoảng QT (ví dụ thuốc kháng histamine H1 astemisol) với nhóm macrolide, quinolone, thuốc chống nấm nhóm Azole, Chloroquine. Kết hợp warfarin với nhóm Quinolone, Macrolide, Tetracycline, Doxycycline, Minocycline làm tăng nguy cơ chảy máu không đông. Không kết hợp digoxin với Hydroxychloroquine, Macrolide sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra loạn nhịp tim.
TS. BS. Vũ Tuấn Anh
Lược dịch từ “Drug interactions in dermatological practice” đăng trên tạp chí Clinical and Experimental Dermatology năm 2008, 33, 541–550.