KEM CHỐNG NẮNG VÀ SỬ DỤNG
Chống nắng ở bất cứ lứa tuổi nào cũng rất quan trọng cho sự đề phòng tác hại ngắn và dài hạn của ánh mặt trời gây nên. Kem chống nắng cần được sử dụng với những phương pháp tránh nắng hữu hiệu khác nhau.
Một lần ra nắng quá độ sẽ làm cho da bị đau, đỏ và cháy nắng. Một lần cháy nắng khi còn trẻ sẽ gây tai hại sau này như ung thư da. Ra nắng lâu ngày sẽ gây ung thư, làm da bị nhăn, nám, mỏng, khô cằn và già đi nhiều.
Kem chống nắng có công dụng giúp thu hút, phản chiếu, hoặc làm tan tia nắng mặt trời. Kem chống nắng có nhiều lọai như kem, lotion, nước xịt, tất cả đều có độ lượng chống nắng SPF (Sun Protection Factor). Độ lượng cao thì chống tia cực tím UVB nhiều, nhưng không có nghĩa là được ra nắng lâu hơn. Kem chống nắng broad-spectrum sẽ chống cả tia UVA lẫn tia UVB. Kem này hữu hiệu hơn trong việc bảo vệ da chống lại những phản ứng vì nắng.
Các loại kem chống nắng loại kem chống tia cực tím UVB thường có chất: adimate, homosalate, octyl methoxycinnamate, benzophenone, octyl salicylate, phenylbenzimidazole sulfonic acid, and octocrylene. Kem broad-spectrum có thêm oxybenzone hoặc avobenzone (Parsol 1789) để chống tia cưc tím UVA. Kem physical sunblocks hoặc chemical-free sunscreens thường có chất titanium dioxide hoặc zinc oxide, làm phản chiếu tia UVA và UVB, rất thích hợp cho những ai hay bị dị ứng da (SkinMedica Daily Sun Protection, Solbar)
Kem nên được bôi nửa giờ đồng hồ trước khi ra nắng. Ngay kem water-resistant sunscreens cũng nên được bôi lại hai giờ đổng hồ sau khi bơi, chùi khăn và chảy mồ hôi nhiều. Nên bôi kem chống nắng nhiều và đều khắp mình đứng chừa chỗ nào bị ăn nắng. Không nên bôi kem vào mắt, cần phải đeo kính chống tia cực tím UV.
Mẹo tránh nắng
Tránh nắng là cách đề phòng ung thư da hữu hiệu nhất. Có thể vui chơi dưới nắng nhưng nên có chút kem chống nắng. Đây là cách làm:
• Bôi kem nhiều và đều vào những chỗ da ăn nắng. Dùng kem có độ chống SPF 15 trở lên, và broad- spectrum. Bôi kem lại sau hai tiếng đồng hồ, ngay khi trời mây nhiều, và sau khi bơi hoặc chảy mồ hôi nhiều.
• Mặc quần áo che nắng dài ống tay và quần, đội mũ vành, đeo kính mát khi cần.
• Tìm đứng chỗ bóng mát, nhớ rằng tia nắng mặt trời mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
• Cẩn thận khi đứng gần nước, tuyết, và cát vì tia nắng sẽ bị phản chiếu lại, và làm tăng thêm tai hại làm cháy da.
• Bảo vệ các trẻ em bằng cách bôi kem chống nắng đều.
• Chúng ta được sinh tố Vitamin D qua thức ăn an tòan, không cần phải ra nắng nhiều.
• Tránh giường phơi nắng. Tia UV của giường phơi nắng và làm da sạm nâu sẽ gây ung thư da và làm da già nhăn sau này. Nếu muốn có làn da sạm nâu thì có thể bôi những loại kem self-tanning, không cấn phải ra nằng làm hại da.
• Khám da đều mỗi năm. Nếu thầy gì thay đổi hoặc chảy máu thì phải khám bác sĩ da liễu ngay. Ung thư da có thể chữa trị được nếu khám phá ra sớm.
Nhiều người chỉ dùng kem chống nắng vào mùa hè, khi trời nắng gay gắt, còn mùa đông lại không dùng, đây là một sai lầm. Vì thời tiết mùa thu – đông, tuy nắng không gay gắt như mùa hè nhưng bức xạ mặt trời vẫn tác động mạnh đến da. Do vậy, vào mùa đông cũng cần dùng kem chống nắng nhưng với độ SPF nhẹ hơn.
Tuyết trắng có thể phản chiếu lại 80% tia nắng mặt trời, làm cháy da nếu không đề phòng. Chơi thể thao trợt tuyềt sẽ làm tăng tác hại của mặt trời vì không khí trên núi bị rất mỏng.
Nếu sử dụng kem chống nắng có độ SPF lớn, tức là thời gian bảo vệ da khỏi bức xạ mặt trời kéo dài hơn. Tuy nhiên, vì độ SPF càng lớn, kem lưu trên da lâu quá, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da, dịch mồ hôi tạo ra các phản ứng hoá học, sinh ra các gốc tự do làm cho da tổn thương và biến màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên.