BỆNH HỌC

 

NÁM DA MẶT
(Melasma)
 
  

1. Đại cương:

Nám da mặt (còn gọi rám má, sạm da, Melasma) hiện nay là một bệnh khá phổ biến ở người Châu Á.
        Nám da được định nghĩa là tình trạng tăng sắc tố bất thường ở da. Phát triển chậm, có tính chất đối xứng ở trán, má, môi trên, cằm.
Tần xuất xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Đây là bệnh, gây mặc cảm cho phụ nữ và gặp nhiều khó khăn trong điều trị.
Về mặt chẩn đoán thường rất dễ, bệnh nhân dễ dàng nhận thấy được mình bị nám da. Họ đến bác sỹ về da thường chỉ là để được tư vấn điều trị chứ không phải là để xác định lại bệnh.
2. Tỷ lệ lưu hành:
Ở các nước Đông Nam Á. Nám da mặt chiếm 0,25 – 4% những bệnh da thường gặp. Năm 1982, Suvanprakorn thống kê ở Thái Lan từ năm 1977 – 1979 nám da chiếm 0,2 – 2,62% bệnh da.
+ Theo Kotrajavas thống kê năm 1982 tại.
+ Thái Lan: 3,05%
+ Malaysia: 4%
+ Tại Indonesia: 0,98%
Tỉ lệ nữ/nam: 6/1
Tuổi trung bình: 30 – 44
Ở các nước: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc chưa có một tài liệu nào về bệnh nám da mặt.
3. Nguyên nhân:
Do sự gia tăng số lượng và hoạt tính của hắc tố bào (Melanocytes) ở thượng bì. Cái gì kích thích cho sự gia tăng này thì hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Mặt dù nhiều yếu tố đã được coi là nguyên nhân.
3.1. Ánh sáng mặt trời: là nguyên nhân quan trọng, đã làm vượng nám da mặt ở 100% bệnh nhân và khi đã xuất hiện thì thường tồn tại dai dẳng và hay tái phát.
3.2. Yếu tố di truyền:
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy 20 – 70% bệnh nhân bị nám da có liên quan họ hàng với nhau.
3.3. Dùng thuốc ngừa thai hoặc các hoóc môn sinh dục khác:
        Ông Resinik (Mỹ) báo cáo rằng 29% những người dùng thuốc ngừa thai thường bị nám da mặt.
        Ông Apichati Sivayathorn (Thái Lan) báo cáo là: 34%.
3.4. Những rối loạn tâm sinh lý. Nội tiết và khối u.
4. Điều trị:
4.1. Những nguyên tắc cần phải tuân theo:
4.1.1. Bảo vệ da mặt tránh nắng tích cực
4.1.2. Kiên trì, bền chí vì cần phải bôi thuốc kéo dài (> 2 tháng).
4.1.3. Dùng hoá chất tẩy màu an toàn.
4.2. Tiêu chuẩn thuốc điều trị nám tốt:
4.2.1. Giảm sắc tố ở nơi tổn thương nhưng không gây mất sắc tố vĩnh viễn.
4.2.2. Không kích ứng da mạnh, dễ đưa đến tăng sắc tố sau điều trị.
4.2.3. Không gây dị ứng ở da mặt.
4.2.4. Không gây độc toàn thân.
4.3. Những thuốc được dùng để điều trị nám và công thức kết hợp.
4.3.1. Hydroquinone được dùng rộng rãi nhất với:
- Nồng độ 2% được dung nạp tốt, nhưng hiệu quả chậm.
- Nồng độ 3 – 5% có hiệu quả cao nhưng có nguy cơ.
4.3.2. Azelaic Acid: Được dùng với dạng Cream 20% Azelaic Acid có kết quả tuyệt hảo ở 75% bệnh nhân là dược phẩm an toàn, ít gây kích ứng và dị ứng.
4.3.3. Tretinoin: Có cải thiện nám da nhưng chậm (sau 40 tuần)
4.3.4. Ascorbic Acid: Vitamin C.
Tác dụng chống nám do giảm hoạt động của Tyrosinase bằng cách giam giữ chất đồng (Cu ++) và có tác dụng chống dưỡng hoá mạnh.
4.3.5. Công thức kết hợp điều trị:
+ Công thức của Kligman: Corticosteroid + hydroquinine + Trétinoin
Kết hợp 03 loại hoá chất này có tác dụng tương hỗ tạo nên hiệu quả trắng da nhanh. Nên khởi đầu điều trị với công thức này. Khi có hiệu quả thì chuyển sang các thuốc an toàn hơn.
+ Công thức của Pathak (Thái Lan): Hydroquinine + Trétinoin
Có lợi là không chứa Corticosteroids cũng có tác dụng tốt nhưng thường bị kích ứng khi dùng lâu.
+ Một nghiên cứu ở Philippin: Kết hợp Azelaic acid + Trétinoin có kết quả rất tốt.
4.3.6. Các loại thuốc làm trắng da mới.
4.3.6.1. Kojic Acid:
Được khám phá khoảng 10 năm về tác dụng điều trị nám. Được khuyến cáo dùng ở nhật. Với Cream 1% có tác dụng tốt, không bị kích ứng da.
4.3.6.2. Licorice:
Hoạt chất chính là Glabridine. Với nồng độ 40% sẽ có hiệu quả tẩy vết nám gấp 16 lần Hydroquinon cơ bản và gấp 60 lần Kojic Acid.
5. Hình ảnh minh hoạ: 


 

6. Tài liệu tham khảo:
1. Ds. Phan Đức Bình, nắng và nám, thuốc điều trị, theo báo sức khoẻ và đời sống số 90 + 91 + 92/1997 + 118/1998.
2. Hùng Bá Long (1997)Thuốc và sức khoẻ số 104/1997.
3. Võ Bạch Thu Sương (2000), những khuynh hướng mới trong điều trị nám, sinh hoạt kỹ thuật da liễu tháng 12/2000
4. Nguyễn Văn Thường (2004) đánh giá kết quả điều trị bệnh rám má bằng bôi Hydroquinon kết hợp Retinoid acide và kem chống nắng, tạp chí y học thực hành số 12/2004, p. 9,10
5. Gs. Lê Tử  Vận, Sạm da, Bách thư bệnh học, NXB Y Học Hà Nội 2003,trang 231
6. Thomas B. Fitzpatrick, Pigmentary Disorders, Fitzpatrick,s Dermatology in general medicine, 6 edit. 2003, trang 868 – 878.
7. Kligman Am, Willis I. A new formula for depigmenting human skin, Arch dermatol, 1975, P. 111.
8. Melasma in orientals, Medical progress. March, 1996. Vol. 23, No 3, P. 5 – 9. 

 

BS. Võ Văn Mỹ
 

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập