BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP
(occupational diseases)
Bệnh da nghề nghiệp (BDNN): Do các yếu tố vật lỳ (ánh sáng, phóng xạ, bức xạ...) hoá học (hoá chất...) vi sinh vật hoặc côn trùng (ruồi vàng) các yếu tố đó ở môi trường sản xuất tác động trực tiếp lên da hoặc trên cơ thể người lao động sau một thời gian xuất hiện thương tổn bệnh lỳ ở trên da.
Bệnh da nghề nghiệp chiếm khoảng 50% bệnh da dị ứng,trong số đó 90% là do hoá chất.
I. Nguyên tắc chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp
1. Căn cứ vào hình ảnh lâm sàng
Phải loại dần các bệnh không do nghề nghiệp.
2. Vị trí thương tổn
Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc không có ở vùng da khác.Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc.Ví dụ: quai dép cao xu, ống nghe điện thoại.
Đa số ở phần hở nhưng cũng có trường hợp ở phần kín như thể hơi,bụi gây kích thích, gây dị ứng qua đường hô hấp sau mới phát ra tổn thương ở da.
3. Thời gian xuất hiện và tiến triển của bệnh
Thường phải tiếp xúc trực tiếp chất gây bệnh và môi trường lao động một thời gian tương đối dài. Khi cho nghỉ việc thì thấy bệnh giảm rõ, khi trở lại làm việc bệnh lại vượng lên.
Hỏi kỹ về tiền sử bệnh da đã có từ trước.
4. Phải điều tra tận cơ sở sản xuất: xem điều kiện làm việc có tiếp xúc với chất gây bệnh không? xem xét qui trình sản xuất, mức độ tiếp xúc, môi trường lao động.
Công nhân có đủ nước để tắm rửa sau lao động không. Trong làm việc có mặc quần áo bảo hộ lao động không. Trong cơ sở sản xuất có thuốc bảo vệ da không?
5. Lấy mẫu các chất kích thích đã tiếp xúc để phân tích làm thử nghiệm da hoặc làm thực nghiệm trên động vật, súc vật
Loại trừ chất kích thích không phải nghề nghiệp, xem công nhân có dùng mỹ phẩm không,công nhân có dùng chất diệt côn trùng không, chú ỳ những trường hợp mẫn cảm có tính chất nghề ngiệp và sinh hoạt.
Xem có nhiều người cùng điều kiện có bị bệnh giống nhau không, để ỳ các vật tiếp xúc có làm thay đổi màu sắc,ứ đọng chất tiếp xúc, vết nứt, xước,, vết chai (do nghề nghiệp) xem móng tay có thay đổi không, nơi tiếp xúc có giãn mạch, các sẹo trên da do yếu tố nghề nghiệp gây nên?
6. Phương pháp xét nghiệm và thăm dò chức năng trong bệnh da nghề nghiệp
- Công nhân tiếp xúc với hoá chất, định lượng hoá chất trong máu, trong nước tiểu.
+ dùng ánh sáng Wood soi trên da: nếu có ứ đọng các chất goudron, than đá thì các chất đó huỳnh quang lên.
+ Làm phản ứng kết hợp bổ thể huyết thanh bệnh nhân + chất nghi gây bệnh ví dụ sun fát kền.
+ Sản sinh số lượng bạch cầu ái kiềm trong bọng nước, chất gây dị ứng bạch cầu ái kiềm tăng cao hơn do chất kích thích.
+ Test áp da, (patch- Test).
Nghi ngờ chất gây bệnh lấy chất đó pha với dung môi (dầu,nước cất, aceton,lanolin, vaselin,nước muối sinh lỳ) nồng độ tuỳ theo chất. Nếu dị nguyên ở dạng rắn được tán nhỏ giống như bột mịn rồi cho áp lên da, dùng 1 miếng gạc 1 cm2 đặt chất lên gạc áp lên vùng da không có thương tổn.
+ Chọn vị trí: vùng sau lưng dọc 2 bên cột sống giữa 2 xương bả vai hoặc ở phía trong cẳng tay, cánh tay phía ngoài, đặt miếng gạc tẩm dung dịch dị nguyên nghi ngờ, sau đó đặt 1 miếng nylon to hơn miếng gạc phủ lên rồi băng dính cố định.
+ Đọc kết quả sau 24 giờ có trường hợp phản ứng muộn 48 h, 72h sau.
Đọc kết quả: * Đỏ đơn thuần (±)
* Đỏ và phù tại chỗ (+)
* Đỏ + sẩn phù (++)
* Đỏ + sẩn phù + mụn nước (+++)
Chú ý: Tránh nhầm với dị ứng do băng dính cố định các mẫu gạc tẩm hóa chất thử test áp da. Khi làm phản ứng với nhiều chất ở trên da có thể da sẽ phản ứng quá mạnh.
+ Phương pháp nhỏ giọt được dùng rộng rãi khi chất tiếp xúc là nhưng hoá chất.
Tiện lợi hơn là dễ sử dụng vì gần phù hợp với điều kiện tiếp xúc sản xuất.
+ Vị trí: Vùng bụng trên rốn đến hạ sườn phải ta khoanh vòng tròn O đường kính 2,5 - 3 cm, rồi nhỏ giọt dung dịch hoá chất hoà tan trong rượu 60°eg hoặc trong aceton với nồng độ phụ thuộc chất làm thử nghiệm 1- 2 %. Khi nhỏ giọt 1 thời gian, rượu và aceton sẽ bốc hơi còn lại hoá chất tác động lên da và gây phản ứng.
+ Đánh giá kết quả giống như phương pháp trên.
Chú ý: Không được tắm rửa lau chùi trên vùng da làm thử nghiệm trước khi đọc kết quả.
khi nghi ngờ phải kiểm tra bằng test áp da với chất đó. Cả 2 phương pháp trên khi đọc kết quả để kết luận phải thận trọng vì mẫn cảm chéo. Khi âm tính cũng không loại trừ được (do nồng độ KN không thích hợp không đủ gây phản ứng).
+ Đo pH da: Tính chất của hoá chất tiếp xúc là kiềm hay toan pH da phụ thuộc vào ion H + và OHqpH da người lớn 4,9 - 5,9 bình thường.
Nghiên cứu pH da là nghiên cứu khả năng trung hoà của thượng bì đối với axit và kiềm.Tìm hiểu pH da giúp cho chẩn đoán sớm và đề ra những biện pháp phòng bệnh đối với các bệnh da nghề nghiệp.
+ Xác định các khả năng đệm của da như khả năng kháng kiềm kháng toan, trung hoà, kiềm toan.
II. Các biểu hiện lâm sàngtheo ngành nghề
1. Bệnh da nghề nghiệp trong ngành hoá chất
Ngành công nghiệp hoá chất là ngành quan trọng là cơ sở để phát triển công nông nghiệp, công nhân làm trong các ngành công nghiệp khác nhau đều có thể mắc bệnh da. Các hoá chất tác động trên da có thể gây kích thích, có thể gây dị ứng.
BDNN xảy ra ở công nhân ngành thuỷ tinh, cao su, chất dẻo.
Ví dụ: Tiếp xúc với dầu thông? chàm
Acid Nitric? rụng lông,tóc đổi màu.
Clo? Trứng cá.
H 2SO4? loét da
Phot pho? hoại tử da.
Bệnh da do kích thích của hoá chất thường xảy ra cho đa số công nhân làm việc trực tiếp với hoá chất đó và trong điều kiện làm việc giống nhau (orthoergiqne).Các bệnh da do dị ứng của hoá chất chỉ xảy ra trên 1 số người có cơ địa thích hợp để hoá chất khi ngấm vào da + Protein của cơ thể trở thành dị nguyên gây dị ứng thương tổn xa vùng tiếp xúc.
Để chẩn đoán dùng phương pháp test áp da
2. Bệnh da nghề nghiệp trong nông nghiệp
2.1. Viêm da mủ (Pyodermite)
Hay xảy ra ở mùa cày cấy, gặt hái do tạp khuẩn.
Lâm sàng: Những mụn mủ, mụn nhọt (nang lông) do tụ cầu hoặc liên cầu, có trường hợp thành vết loét ở chân do ngâm xuống bùn đất, thường là vi khuẩn yếm khí.
Điều kiện thuận lợi: Lao động ở môi trường nhiều bụi ra mồ hôi nhiều làm giảm sức chống đỡ của da, cửa ngõ là những vết xây xước da, đỉa cắn trong quá trình lao động.
2.2. Bệnh da do hoá chất sử dụng trong nông nghiệp
Phân hoá học, thuốc trừ sâu có thể xuất hiện các bệnh viêm da, nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân trong phân hoá học (Super phôt phát) hơi phân sông lên mặt làm viêm bờ mi, viêm kết mạc biểu hiện là da mặt đỏ, trên nền da đỏ xuất hiện các mụn nước, mụn nước vỡ ra chảy nước vàng, bệnh nhân rất ngứa và càng ngứa phải gãi nhiều ngứa lại càng tăng lên có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.
khi ngừng tiếp xúc phân lân vài ngày bệnh giảm và khỏi hẳn..
- Vôi Nitrat bón ruộng khi tiếp xúc xuất hiện các sẩn màu vàng da cam quanh các nang lông và các sẩn tồn tại rất lâu kể cả sau khi ngừng tiếp xúc với vôi.
- Các loại thuốc trừ sâu cũng có thể hay gây tai biến ở da ngoài các biểu hiện lâm sàng như viêm da,còn có thể gây nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân.
Triệu chứng khởi đầu là những ban đỏ nơi tiếp xúc, nếu ngừng thì thôi còn không ngừng thì dẫn đến đỏ da toàn thân, nứt da và chảy nước vàng.Toàn trạng sốt cao nếu không điều trị kịp thời bệnh tiến triển nặng dần và có thể gây tử vong. 2.3. Viêm da do ấu trùng sán vịt: thường xảy ra cho những nông dân làm ruộng nước có thả vịt. Bệnh thường phát triển vào mùa cấy hoặc mùa gặt hái.
- Nguyên nhân gây bệnh là do 1 loài ấu trùng sán vịt hình thoi có đuôi đơn, đuôi kép ở phía sau, loại ấu trùng này sống ở cơ thể ốc. Khi vịt mò ốc để ăn. ấu trùngcó 1 thời gian kỳ sinh trong ruột vịt rồi theo phân vịt ra ruộng bám vào da người để gây bệnh.
- Lâm sàng: Trên da vùng ngâm nước (lội) là những sẩn màu đỏ riêng rẽ bằng đầu đinh ghim giống muỗi đốt đến ngày thứ 2, thứ 3, đỏ xẫm vị trí các bộ phận ngâm dưới nước.
Triệu chứng cơ năng sớm nhất là ngứa vài giờ,nửa ngày, ngứa có thể kéo dài cả đêm gây mất ngủ.
Gãi nhiều trên da xuất hiện vết xước và mụn mủ do bội nhiễm.
3. Bệnh da nghề nghiệp trong ngành xây dựng
- Là bệnh viêm da do xi măng (crôm, coban) ngoài ra còn chất dẻo làm tăng chống mòn của xi măng.Các chất tác động lên da của người công nhân theo cơ chế dị ứng.
- Để phát hiện làm thử nghiệm test áp trên da với các dung dịch xem như thành phần chủ yếu của xi măng như là Potassium bichromate 0,5% hoà tan trong nước;Nickel sulfat 2% hoà tan trong nước, Cobalt clorua 2% hoà tan trong nước. Đọc kết quả sau 24 h.
- Lâm sàng: khi tiếp xúc với chất kiềm của xi măng thường xuyên viêm da biểu hiện da khô nứt và bong vẩy có trường hợp thương tổn đầu tiên là những vết trợt hoặc dày da kèm theo triệu chứng cơ năng ngứa về ban đêm giống như bệnh ghẻ. Khi bệnh tiến triển lâu dài biểu hiện lâm sàng giống chàm mãn da dày thâm nhiễm, vị trí thương tổn ở vùng da hở đặc biệt rìa các ngón tay có những mụn nước liên kết thành từng đám xen kẽ đám dày da giống tổ đỉa (dysidrose).
4. Bệnh da nghề nghiệp trong ngành dầu mỏ, than
Gồm các chất Hydrocacbua, các chất hữu cơ và các chất thể khí oxygen, sulfua, Nitơ. Sau khi chưng cất dầu mỏ thô được:xăng, dầu hoả,dầu nhờn, nhựa dầu hoả (hắc ín).Hắc ín sau khi đốt ở nhiệt độ > 340 °eg, chất còn lại là nhựa than trộn với than bột đóng thành bánh than để chạy tàu hoả.
khi tiếp xúc với các chất dầu và dẫn xuất của dầu công nhân có thể bị những bệnh da có những triệu chứng khác nhau: Viêm da, xạm da nhiễm độc, viêm nang lông, quá sừng.
III. Nguyên tắc dự phòng và điều trị bệnh da nghề nghiệp
Điều trị bệnh da nghề nghiệp giống như điều trị các bệnh da khác, thuốc bôi tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh.
Cấp tính chảy nước dùng dung dịch mát da,giảm viêm
Bán cấp,hết chảy nước: thuốc hồ
Mãn tính,khô: dùng thuốc kem, mỡ corticoid.
Một số nguyên tắc cần chú ý
- Tổn thương da do chất kiềm:Không nên đắp dung dịch nước vì nước làm tăng tác dụng của chất kiềm tốt nhất đắp bằng dung dịch dầu.
- Viêm da do chất Dinitrochlorobenzol (hoà tan trong dầu) đắp bằng dung dịch nước.
- Viêm da do Crom hoá trị 6 đắp bằng dung dịch Natri hyposulfit có tác dụng chuyển phân tử crôm 6 sang crom 3 để trung hoà chất đó.
nguyên tắcchungphòngchống
- Khi tuyển công nhân cần chú ý khám sức khoẻ những người có tiền sử dị ứng hen,mày đay, chàm... Không tuyển vào nơi có hoá chất hoặc làm việc trong môi trường lao động nặng.Những người bị"trứng cá ở người trẻ", da mỡ không làm việc với dầu mỡ.
- Cần khám định kỳ để phát hiện bệnh da để có kế hoạch điều trị dự phòng.
- Cần đo pH da, xác định các khả năng đệm cho người dự tuyển công nhân.
- Tăng cường biện pháp vệ sinh lao động: quần áo lao động, phải có riêng,phải có nước để tắm rửa sau lao động cần có xà phòng hoặc thuốc bảo vệ da trong quá trình lao động, bôi trước khi lao động. Thuốc bảo vệ da:
- Loại ưa nước: Pommade pâte hydrophile bảo vệ đối với các chất dầu mỡ, sản phẩm của dầu hoả, dung môi các chất sơn nhựa, Hydrocarbua.
Thành phần các chất dễ ngấm nước và dễ tan trong nước.
Ví dụ: Kaolin 20g
Lanoline 20 g
Xà phòng 72% 20g
Nước 40 ml
Hoặc:
Casein 19 g 7
Rượu ethylic 58, 7 ®r) Găng tay băng thuốc
Glycerine 19,7
Amoniac 1,9
Sau khi dùng rửa bằng nước nóng,nước lạnh, xà phòng.
- Loại kị nước (Pommade Hydrophobe)
Gồm những chất không ngấm nước và không hoà tan trong nước dùng bảo vệ da. Ví dụ:
Acide boric 5g
Oxyt kẽm 5g
Bột Talc 15g
Dầu thực vật 75g
Sau khi làm việc rửa sạch bằng xà phòng và săn sóc da nếu da khô bôi lớp mỏng hồ Brocq để làm mềm da.
Hồ Brocq gồm: Oxyt kẽm 30 g
Lanoline 30 g
Vaseline 40 g
Tỷ lệ: 3: 3: 4. Thuốc chống nắng: Spectraban cream.
(Theo YHVN.VN)