Á VẢY NẾN
(Parapsoriasis)
Á vảy nến được Brocq mô tả năm 1902, ông sử dụng thuật ngữ Parapsoriasis để chỉ nhóm bệnh rối loạn da có vảy, tiến triển mạn tính.
Phân loại
Á vảy nến hiện nay được chia thành 3 thể:
- Á vảy nến thể giọt: dạng dấu ấn ngón tay
- Á vảy nến thể mảng: Loang lổ sắc tố (poikiloderma); Thể lưới (retiform)
- - Á vảy nến dạng lichen: Vảy phấn dạng lichen và thủy đậu cấp tính (Pityriasis lichenoides et varioliformis acuta - PLEVA); Vảy phấn dạng lichen mạn tính (Pityriasis lichenoides chronica - PLC); Sẩn dạng u lympho (Lymphomatoid papulosis).
Việc phân loại trên chưa hoàn toàn thống nhất. Xu hướng hiện nay phân chia thành: á vảy nến và vảy phấn dạng lichen (Pityriasis Lichenoides)
Dịch tễ
- Tỉ lệ mắc: 3-4 / triệu dân
- Không có sự khác biệt về chủng tộc và vùng địa lý
- Nam/nữ: 3/1
- Tuổi: thường gặp ở trung niên
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân chưa rõ. Có sự thâm nhiễm dòng tế bào lympho T ở trung bì, thâm nhiễm cả T-CD4 và T-CD8 nhưng chủ yếu là T-CD4. Đối với á vảy nến thể mảng lớn: thâm nhiễm nhiều tế bào viêm: nhưng chủ yếu là LymphoT (>50%).
Triệu chứng lâm sàng
- Thể mảng nhỏ: Dát hồng nâu hoặc đỏ; Hình oval, số lượng nhiều, giới hạn rõ, phẳng với mặt da lành; Kích thước <5 cm, trên có vảy da mỏng, đôi khi trông giống hình các ngón tay; Có thể sắp xếp theo cùng một hướng ở mạng sườn, ngực hoặc mặt trong các chi. Có thể ngứa hoặc không.
- Thể mảng lớn: là các mảng màu hồng nhạt với các đặc điểm: kích thước thường > 6cm; Phân bố rải rác; Vị trí ở đùi, thân mình; Bề mặt tổn thương màu đỏ hoặc màu cá hồi, vảy da mỏng, dễ bong, trông như bề mặt của vỏ điếu thuốc, có teo da; Có thể ngứa nhẹ.
Chẩn đoán phân biệt
–Vảy phấn hồng Gibert
–Dị ứng thuốc
–Vảy nến thể giọt
–Chàm thể đồng tiền
I –Dị ứng thuốc
–Vảy nến thể mảng
Điều trị
–Corticoid tại chỗ
–UVB hoặc UVB dải hẹp
–PUVA
–Toàn thân: retinoid, methotrexat (trường hợp dai dẳng, thể mảng lớn)
Tiến triển
Thường tiến triển dai dẳng, mạn tính, có thể tồn tại hàng năm đến hàng chục năm hoặc có thể tự khỏi.
XEM THÊM VỀ HÌNH ẢNH LÂM SÀNG Á VẢY NẾN
BS. Lương Trường Sơn.
|