BỆNH HỌC

MỀ ĐAY (MÀY ĐAY)
 
1.      Mở đầu
Nổi mề đay là tình trạng phát ban ngoài da thường hay gặp. Nó xuất hiện ban đỏ, phù nề và rất ngứa. Mề đay có thể là cấp tính (kéo dài ít hơn 6 tuần) hoặc mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần).
Mề đay có thể bị nhầm lẫn với một loạt các bệnh ngoài da khác có ngứa (xem hình) như viêm da cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, hồng ban ban đa dạng, vảy phấn đỏ chân lông, vv. Tuy nhiên, các bác sĩ có kinh nghiệm có thể phân biệt mề đay với các bệnh khác vì sự xuất hiện đặc biệt của nó (xem những hình ảnh dưới đây) kèm theo rất ngứa và ấn kính vùng tổn thương nó chuyển thành màu trắng nhạt.
 
Nổi mề đay phát triển sau khi vết cắn của một nhập khẩu ...
 
Mề đay sau khi bị kiến lửa đốt.
Nổi mề đay liên kết với một phản ứng thuốc.
 
Mề đay liên quan đến dị ứng thuốc.
 
Các nguyên nhân của cả mề đay mãn tính và cấp tính là rất nhiều (xem nguyên nhân dưới đây). Các tác nhân gây mề đay cấp tính nhiều hơn (40-60%) so với mề đay mãn tính (10-20%). Các tổn thương của mề đay kéo dài < 24 giờ thường  không để lại bất thường trên da. Các tổn thương viêm mạch kéo dài > 24 giờ, thường gây đau và ngứa nhiều, thường để lại ban xuất huyết và tổn thương tăng sắc tố da.
 
2.      Sinh lý bệnh
Mề đay là do việc giải phóng các histamine, bradykinin, bạch cầu C4, prostaglandin D2 và các chất kích thích mạch khác từ các tế bào mast và tế bào ưa axít trong tổ chức da. Những chất này kích thích gây thoát mạch của chất lỏng vào lớp hạ bì, dẫn đến các tổn thương mề đay. Ngứa dữ dội của mày đay là do histamine được giải phóng vào lớp hạ bì làm kích thích các điểm mút thần kinh da. Việc kích hoạt của các thụ thể histamine H1 trên các tế bào cơ trơn nội mạc và dẫn đến tăng tính thấm mao mạch. Việc kích hoạt của các thụ thể H2 histamin dẫn đến giãn các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch.
 
3.      Dịch tễ
a)   Tần số: Ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới, mề đay cấp chiếm khoảng 15-20% dân số tại một số thời gian trong suốt cuộc đời của họ.
b)     Đặc điểm bệnh: Triệu chứng ngứa và phát ban là những biểu hiện chính của bệnh mề đay, biểu hiện tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố là rất hiếm. Mề đay cấp tính thường được giải quyết trong vòng 24 giờ nhưng có thể kéo dài đến 6 tuần. Mề đay mãn tính kéo dài hơn 6 tuần. Mề đay dai dẵng có thể gây lo âu và trầm cảm. Nếu xuất hiện tình trạng trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến tự tử nhưng cực hiếm. Ngoài ra, mề đay mạn tính ở người có bệnh kết hợp như gan, thận có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
c)     Chủng tộc: Không có sự khác biệt.
d)     Giới: Tỷ lệ nổi mề đay cấp tính ở nam giới và phụ nữ như nhau; mề đay mãn tính xảy ra ở phụ nữ cao hơn (60%).
e)     Tuổi: Mày đay có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nhưng mề đay mạn tính phổ biến hơn trong độ tuổi 40-50.
 
4.      Lâm sàng
a)     Tiền sử
Tiền sử xuất hiện mề đay: phát ban và ngứa rất ý nghĩa cho việc phân loại mày đay là cấp, mãn hay tái phát.
Đối với mày đay mạn tính hoặc tái phát, cần quan tâm đến các yếu tố gây bệnh trước đó và hiệu quả của phương pháp điều trị.
·         Nên hỏi người bệnh về những thay đổi như nhiệt độ, áp suất, lạnh, tập thể dục, ánh sáng mặt trời, căng thẳng cảm xúc hoặc bệnh mãn tính (cường giáp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm da bì cơ, ung thư hạch và u ác tính khác ).
·         Hỏi về các bênh khác có thể gây ngứa (thường là không có phát ban) chẳng hạn như tiểu đường, suy thận mãn tính, xơ gan đường mật hoặc các rối loạn ngoài da khác (bệnh chàm, viêm da tiếp xúc).
·         Hỏi tiền sử gia đình và cá nhân về phù mạch, là 1 tình trạng nổi mề đay của các mô sâu hơn và có thể đe dọa tính mạng nếu có hiện tượng phù thanh quản và dây thanh âm. Nguyên nhân gây mề đây dạng phù mạch như phù mạch di truyền (thiếu hụt chất ức chế C1) và phù mạch mắc phải liên quan với chất ức chế men chuyển ACE và thụ thể chẹn mạch ARB. Đặc điểm của phù mạch bao gồm:
-   Giãn mạch và tiết dịch của huyết tương vào các mô sâu hoạc nội tạng.
-   Sưng thường không ngứa và hay xảy ra trên bề mặt niêm mạc của đường hô hấp (môi, lưỡi, khí quản, vòm miệng, và thanh quản) và đường ruột (sưng ruột dẫn đến đau bụng dữ dội)
-   Khàn tiếng, dấu hiệu sớm nhất của phù nề thanh quản (hỏi bệnh nhân nếu người đó có thay đổi giọng nói.)
Đối với mày đay cấp tính, hỏi người bệnh chẳng hạn như sau:
·         Bệnh gần đây (sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu)
·    Thuốc sử dụng penicillin, cephalosporin, sulfas, thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), iodides, bromua, quinidine, chloroquine, vancomycin, isoniazid, chất chống động kinh, vv.
·         Du lịch (a míp, giun đũa, giun lươn, giun móc, bệnh sốt rét)
·         Thực phẩm (sò ốc, cá, trứng, phô mai, sô cô la, các loại hạt, quả, cà chua)
·         Nước hoa mới, thuốc nhuộm tóc, chất tẩy rửa, sữa, kem, hoặc quần áo
·         Tiếp xúc với vật nuôi mới (lông), bụi, nấm mốc, hóa chất, hoặc thực vật
·         Mang thai (xảy ra những tháng cuối của thai kỳ và thường hết sau khi sinh)
·         Tiếp xúc với niken (đồ trang sức, cúc quần jean), cao su (găng tay), hóa chất công nghiệp và sơn móng tay
·         Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thời tiết lạnh
·         Tập thể dục
 
b)     Toàn thân
Biểu hiện của mề đay đặc trưng là nhạt màu, gồ lên, sờ thấy, có thể là vạch, hình tròn hoặc vòng cung. Các tổn thương này xảy ra trên bất kỳ vùng da của cơ thể, thường ở vùng da hở. Các tổn thương này thường được phân cách bởi làn da bình thường, nhưng có thể kết lại hình thành nên mảng lớn, nhạt màu khi ấn kính.
-   Hình mạng lưới (mề đay do ánh sáng, gãi).
-   Việc kiểm tra toàn thân nên tập trung vào những nơi thường nổi mề đay hoặc những dấu hiệu có khả năng đe dọa cuộc sống như:
    • Phù mạch của đôi môi, lưỡi, hoặc thanh quản
    • Các tổn thương mề đay đơn độc thường đau đớn, kéo dài từ 36-48 h, hoặc là vết bầm tím; cũng có khi tổn thương mề đay tăng sắc tố (là dấu hiệu gợi ý mề đay dạng phù mạch.)
    • Sự xuất hiện triệu chứng hoặc dấu hiệu toàn thân đặc biệt như: sốt, mệt mỏi, viêm khớp, thay đổi cân nặng, đau xương, hoặc u hạch bạch huyết
    • Viêm gan hoặc các bệnh gan ứ mật
    • Bệnh tuyến giáp tự miễn, bệnh mô liên kết, viêm khớp dạng thấp, hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
    • Bệnh viêm phổi hoặc co thắt phế quản (hen)
    • Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm
5.      Nguyên nhân
  • Nguyên nhân gây nên mề đay cấp tính thường khó xác định (khoảng hơn 60% trường hợp). Nguyên nhân được biết bao gồm:
    • Nhiễm trùng (viêm họng, nhiễm trùng sinh dục, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm nấm (nấm da), sốt rét, a míp, viêm gan, bạch cầu đơn nhân, vi rút coxsackie, nhiễm trùng mycoplasmal, ghẻ, HIV, nhiễm ký sinh trùng (giun đũa, giun lươn, sán máng, giun móc).
    • Sâu và bướm đêm
    • Thực phẩm (đặc biệt là đồ biển, cá, trứng, phô mai, sô cô la, các loại hạt, quả, cà chua)
    • Thuốc (penicillin, sulfonamid, salicylates, NSAID, codeine, thuốc kháng histamin)
    • Yếu tố môi trường (phấn hoa, hóa chất, thực vật, bụi, nấm mốc)
    • Tiếp xúc với cao su
    • Chấn thương da, lạnh hoặc nóng
    • Cảm xúc căng thẳng
    • Tập thể dục
    • Mang thai  
  • Mề đay mãn tính có thể liên quan đến tất cả các yếu tố trên cũng như những yếu tố sau đây:
    • Rối loạn tự miễn (SLE, viêm khớp dạng thấp, viêm bì cơ, tuyến giáp, và các mô liên kết) có thể lên đến 50%.
    • Mề đay Cholinergic gây ra bởi căng thẳng cảm xúc, nhiệt, hoặc tập thể dục; kèm theo các dấu hiệu khác của sự kích thích cholinergic bao gồm chảy nước mắt, tiết nước bọt và tiêu chảy.
    • Bệnh mãn tính như cường giáp, thoái hóa bột, u ác tính, bệnh lupus, lymphoma và một số bệnh khác
    • Mề đay lạnh, cryoglobulinemia, cryofibrinogenemia hoặc giang mai
    • Bệnh tế bào mast
    • Hội chứng nhiễm trùng
    • Nguyên nhân của mề đay mạn tính không xác định trong ít nhất 80-90% bệnh nhân.
  • Mày đay rối loạn sắc tố da do gia đình đặc trưng bởi tăng sắc tố (nâu, vàng, hoặc màu rám nắng
  • Mề đay tái phát có thể liên quan đến một số yếu tố sau đây:
    • Ánh nắng mặt trời, xảy ra trên vùng da tiếp xúc.
    • Tập thể dục (mề đay cholinergic)
    • Cảm xúc hay thể chất căng thẳng quá mức
    • Nước
6.      Chẩn đoán phân biệt
Viêm da dị ứng; Viêm da tiếp xúc dị ứng; Dị ứng thuốc; Hồng ban đa dạng; Ban xuất huyết Henoch-Schonlein; Vảy phấn đỏ chân lông; Bệnh lý tế bào Mast; Bệnh ghẻ; Viêm da thần kinh; Viêm da; Côn trùng cắn; Mày đay sắc tố
 
7.      Cận lâm sàng
  • Đối với mày đay cấp tính, kết quả xét nghiêm thường nghèo nàn, chẩn đoán dựa vào tiền sử và khám thực thể.
  • Đối với mày đay mạn tính hoặc tái phát, các xét nghiệm cơ bản cần làm bao gồm công thức bạch cầu, tỷ lệ lắng hồng cầu, TSH, và ANA để tìm kiếm nguyên nhân của mề đay này.
  • Nếu nghi ngờ mề đay dạng phù mạch (nổi mề đay kéo dài lâu hơn 24 giờ, đau và ngứa đáng kể) nên sinh thiết tại tổn thương và chẩn giải phẫu bệnh lý học.
     8.      Điều trị
a)     Chăm sóc
  • Kịp thời vận chuyển đến cơ sở y tế bất kỳ bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của phản ứng dị ứng, bao gồm nổi mề đay, phù mạch, hoặc sốc phản vệ. Nổi mề đay cấp tính có thể đe dọa cuộc sống như phù mạch hoặc sốc  phản vệ trong một thời gian rất ngắn
  • Nếu có biểu hiện phù mạch, đặc biệt là phù thanh quản (khàn tiếng, thở khò khè), nên tiến hành tiêm bắp 0,3-0,5 mg epinephrine trước khi vận chuyển.
  • Nếu xuất hiện co thắt phế quản, dùng khí dung albuterol ngay.
  • Các biện pháp khác cũng cần thực hiện như: điện tâm đồ liên tục, huyết áp và theo dõi nồng độ oxy; đặt ven tĩnh mạch nếu bệnh nhân hạ huyết áp; tiến hành thở oxy.
b)     Tham vấn
Cần tham vấn hoặc giới thiệu đến bác sĩ da liễu, miễn dịch học, dị ứng, khớp, đặc biệt trong các trường hợp mày đay phức tạp, thường xuyên, dai dẳng, nghiêm trọng hoặc mãn tính. Đến gặp bác sỹ da liễu là bắt buộc nếu nghi ngờ mày đay dạng phù mạch.
 
c)     Thuốc điều trị
Hầu hết các trường hợp mề đay cấp tính đơn giản có thể được điều trị với các tác nhân kháng histamin H1. Trong trường hợp mề đay nặng hay kéo dài có thể kết hợp thêm kháng histamin H2 nhằm tăng tác dụng của thuốc kháng histamine H1.
Trường hợp mề đay mạn tính dai dẳng có thể phải dùng corticosteroid. Nổi mề đay mãn tính nên dùng doxepin - thuốc chống trầm cảm ba vòng với những đặc tính chống dị ứng mạnh nhưng có tác dụng phụ gây ngủ mạnh. Cyproheptadine có thể hữu ích để ngăn chặn nổi mề đay lạnh tái phát. Cyclosporine và omalizumab đã được chứng minh là có hiệu quả trong các trường hợp mày đay mạn tính dai dẳng.
 
Chất đối kháng histamin thụ thể H1
Là các thuốc ngăn chặn các phản ứng histamine trong dây thần kinh cảm giác và mạch máu. Chúng hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh thụ thể histamin H1. Bởi vì chúng  hoạt động kháng acetylcholin, đặc biệt là các thuốc kháng histamin gây ngủ trở lên, chúng có thể gây hạ huyết áp, suy nhược thần kinh trung ương, bí tiểu, và rối loạn nhịp tim, đặc biệt là khi dùng liều cao.
Các thuốc như: Hydroxyzine hydrochloride (Atarax, Vistaril), Diphenhydramine (Benadryl, Benylin, Diphen), Cyproheptadine (Periactin), Cetirizine (Zyrtec), Levocetirizine (Xyzal), Fexofenadine (Allegra) Fexofenadine (Allegra), Loratadine (Claritin, Alavert) Loratadine (Claritin, Alavert), Desloratadine (Clarinex)
 
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
Là nhóm thuốc phức hợp bao gồm các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh trung ương và ngoại vi, cũng như tác dụng an thần và ngăn chặn tái hấp thu tích cực norepinephrine và serotonin. Một số thuốc trầm cảm ba vòng như doxepin (Sinequan, Adapin, Zonalon)  có tác dụng chống dị ứng, ngăn chặn cả các thụ thể H1 và H2 và đã được sử dụng trong điều trị các phản ứng dị ứng, đặc biệt là nổi mề đay.
 
Glucocorticosteroid
Nhóm thuốc này làm giảm viêm trong mề đay, thường được kết hợp với thuốc kháng histamin H1và H2. Chúng thường có hiệu quả trong mề đay mãn tính, nhưng cần được giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài. Prednisone (Deltasone, Orasone, Meticorten) được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh dị ứng và viêm. Giảm viêm bằng cách ức chế di chuyển của bạch cầu da nhân và làm giảm tính thấm mao mạch.
 
Chất đối kháng histamin thụ thể H2
Là những chất cạnh tranh của histamin ở thụ thể H2, đặc biệt trong các tế bào thành dạ dày. Các thuốc đối kháng H2 có tính chọn lọc cao, không ảnh hưởng đến các thụ thể H1 và không phải là tác nhân kháng acetylcholin. Chúng ngăn chăn giãn mạch trung gian qua các thụ thể H2 trong mạch máu, dẫn tới giảm phù trong mề đay.
Là chất đối kháng H2, khi kết hợp với một loại H1 có thể làm tăng tác dụng điều trị các phản ứng dị ứng mà không đáp ứng với thuốc đối kháng H1 khi dùng một mình như: Famotidine (Pepcid), Ranitidine (Zantac), Cimetidine (Tagamet.
 
 
 
 

BS. Lương Trường Sơn.

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập