BỆNH HỌC

 

HĂM
(Intertrigo)
 
1.      Mở đầu
Hăm là một tình trạng viêm của các nếp gấp da, nguyên nhân gây nên hoặc trầm trọng hơn là nhiệt, độ ẩm, ma sát hay thiếu sự lưu thông không khí. Hăm thường là cơ hội cho nhiễm trùng thứ phát, thường gặp nhất là nấm candida, nhưng cũng có thể là vi khuẩn hoặc vi rút. Hăm thường xuất hiện ở nách, cổ, nếp khuỷu tay, vùng bẹn và nếp gấp bụng. Hăm cũng là một biến chứng thường gặp trong bệnh béo phì và tiểu đường.
 
2.      chế bệnh sinh
Hăm phát triển từ các yếu tố cơ học và nhiễm trùng thứ phát. Độ nóng và ẩm là những yếu tố chính. Tình trạng viêm là do bề mặt da chà vào nhau gây ra xói lở. Mồ hôi, phân, nước tiểu và tiết dịch âm đạo có thể làm nặng thêm hăm ở cả người lớn và trẻ sơ sinh.
 
3.      Dịch tễ
Hăm là phổ biến, đặc biệt là sống trong môi trường nóng ẩm và thường gặp ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Hăm là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.
Hăm trở nên nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng thứ cấp.
Hăm có thể bị ở mọi chủng tộc, mọi giới.
Hăm ảnh hưởng đến những người già và trẻ nhỏ vì khả năng miễn dịch giảm, ít vận động.
 
4.      Nguyên nhân
-        Khởi đầu bao gồm các yếu tố ma sát, đổ mồ hôi, ẩm ướt hoặc kích ứng từ phân, nước tiểu, hoặc các thuốc bôi tại chỗ.
-        Eczema hóa và nhiễm trùng cũng có thể là yếu tố gây hăm.
 
5.      Lâm sàng
-        Hăm thường là mãn tính với khởi phát âm ỉ, gây ngứa, cảm giác bỏng rát và đau nhức tại các nếp da.
-        Khi cảm thấy khó chịu cấp tính thì cần nghĩ tới nhiễm trùng thứ phát.
-        Hăm thường theo mùa, kết hợp với nhiệt độ và độ ẩm hoặc hoạt động vất vả, trong đó có xây xát xảy ra.
-        Ngoài béo phì và bệnh tiểu đường, tăng tiết mồ hôi cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây hăm.
-        Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng hăm bộ hạ bao gồm tiểu, phân không tự chủ, chất dịch âm đạo hoặc vết thương chảy dịch.
-        Sự xuất hiện của hăm phụ thuộc vào vùng da và thời gian nhiễm trùng. Ban đỏ và chảy nước có thể tiến triển ẩm ướt và dày cứng.
-        Bất kỳ nếp gấp da nào cũng có thể cũng bị hăm.
6.      La bô
-        Test KOH, nhuộm gram, hoặc nuôi cấy để chẩn đoán nguyên nhân thứ phát và theo dõi điều trị hăm.
-        Đèn kiểm tra wood có thể loại trừ erythrasma (Corynebacterium minutissimum) .
-        Cần xét nghiệm thích hợp khác nếu nghi ngờ bệnh hệ thống như tiểu đường, enteropathica acrodermatitis, …
-        Da sinh thiết có thể giúp loại trừ bệnh vẩy nến đảo ngược, bệnh Bowen, bệnh Paget, hoặc ung thư di căn.
 
7.      Chẩn đoán phân biệt
-        Viêm da đầu chi ruột
-        Nấm cadida da và niêm mạc
-        Viêm mô tế bào
-        Viêm da dị ứng tiếp xúc, kích ứng
-        Các vấn đề khác
o       Ở người lớn cần nghĩ tới một số bệnh như: viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến đảo ngược, viêm da tiết bã, pemphigus, bệnh trao đổi chất, và các khối u ác tính.
o       Nhiễm trùng như nấm da, candida, vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn thường gặp là Streptococcus và Staphylococcus.
o       Rối loạn chuyển hóa bao gồm hoại tử biểu bì gây độc, viêm da đầu chi ruột (enteropathica acrodermatitis), bệnh gai đen (nigricans acanthosis) và hoại tử biểu bì rải rác.
o       U các bao gồm ung thư di căn khối u ác tính, bệnh Paget hoặc bệnh Bowen.

8.      Điều trị
Tìm hiểu yếu tố gây bệnh của hăm là rất quan trọng.
Từng bước loại bỏ ma sát, nhiệt và ẩm ướt bằng cách giữ nếp gấp mát và khô, lưu ý những điều cần làm sau đây:
-        Sử dụng điều hòa không khí và bột thấm và phơi bày những nếp gấp da với không khí.
-        Bề mặt da trong nếp gấp sâu có thể được giữ tách biệt với bông hoặc vải lanh nhưng phải lỏng lẽo.
-        Khi cần thiết có thể bôi thuốc kháng nấm (miconazole, clotrimazole). Tránh sử dụng steroid mạnh tại chỗ nếp gấp da có thể gây teo da.
-        Cũng có thể bôi dung dịch màu Castellani cũng rất tốt.
-        Một số công thức kết hợp thuốc bôi bảo vệ, kháng sinh, corticoid tại chỗ rất tốt như:
o       Hỗn hợp kẽm oxit: Bao gồm parafin, bột ôxit kẽm và dung dịch nhôm acetate.
o       Mycostatin, hydrocortisone, kẽm oxit (Greer goo)
o       Hỗn hợp bao gồm bột nystatin (Mycostatin), bột hydrocortisone, oxit kẽm.
o       Oxit kẽm, dầu gan cá, và bột talc (Desitin)
o       Dimethicone (ProShield Plus)
o       Kháng nấm
o       Castellani
o       Kem Miconazole (Micatin, Monistat-da, Monistat)
o       Kem Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex, Gyne-Lotrimin)
o       Thuốc mỡ tacrolimus (Protopic)
o       Pimecrolimus (Elidel kem 1%)
 
9.      Một số hình ảnh Hăm (intertrigo)
 
 
ThS. BS. Lương Trường Sơn
 
 

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập