BỆNH HỌC

 

BỆNH VIÊM QUẦNG

Viêm quầng là một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da, đặc trưng bởi sự viêm nhiễm xâm lấn vào da và mô dưới da. 

Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua da hở, bởi vậy yếu tố tại chỗ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xuất hiện bệnh, như là chấn thương các mô, chợt loét da, loét mãn tính, loét do ung thư da, do dị vật đâm qua da… làm mất sự toàn vẹn của da. Hoặc bệnh nhân bị thiểu dưỡng, nghiện rượu, đái đường, hạ ga ma globulin máu bẩm sinh, suy giảm miễn dịch mắc phải… là những yếu tố thuận lợi.

Dịch tễ học

Tần số: tỷ lệ mắc bệnh viêm quầng giảm từ giữa thế kỷ 20 do sự phát triển của hệ thống y tế và kháng sinh.

Tử vong do viêm quầng là hiếm.

Chủng tộc: viêm quầng gặp ở tất cả các chủng tộc.

Giới: thường gặp ở nữ.

Tuổi: bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuổi thường gặp nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Nguyên nhân: do liên cầu (Streptococci). Ở mặt thường do liên cầu nhóm A, ở chi dưới thường do liên cầu khác. Gần đây, người ta thấy các thể viêm quầng không điển hình, đáp ứng kém với liệu pháp kháng sinh chuẩn do Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae, Yersinia enterocolitica và Moraxella.

Lâm sàng

Có thể có tiền sử tổn thương hoặc viêm họng.

Tiền triệu: khó chịu, sốt cao, gai rét, thường biểu hiện trước khi có tổn thương da.

Tổn thương da ban đầu là mảng đỏ sau trở thành mảng phù, đỏ, nóng, căng, cứng. Tổn thương điển hình có bờ nổi cao, rõ. Trường hợp nặng còn biểu hiện mụn nước, bọng nước, hoại tử. Khi điều trị, tổn thương thường bong vảy.

Hạch lân cận to đau

Cận lâm sàng

Bệnh thường chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Khi lâm sàng không điển hình thì phải nuôi cấy vi khuẩn.

Mô bệnh học: phù da, giãn mạch, thâm nhiễm tế bào viêm; liên cầu tại mô.

Điều trị

Kê cao chân, nghỉ ngơi.

Penicillin uống hoặc tiêm bắp 10-20 ngày.

Bệnh nhân dị ứng Penicillin: cephalosporin hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin…). Cephalosporin có thể phản ứng chéo với penicillin, không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với penicillin, mày đay, phản vệ.

Trường hợp nặng: nằm viện theo dõi sát, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch; nhất là những bệnh nhân nhũ nhi, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch.

Viêm quầng tái phát: hướng dẫn cho bệnh nhân cách vệ sinh vết thương; điều trị những tổn thương da trước đó (nấm, loét chân do tư thế…); benzathine penicillin2,4 MU tiêm bắp 3 tuần/lần trong vòng 2 năm.

Khi có tổn thương hoại tử thì phải phẫu thuật.





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập