NẤM SÂU PHAEOHYPHOMYCOSIS
(Phaeomycotic cyst, Cystic Chromomycosis)
1. Căn nguyên và dịch tễ
Bệnh nấm sâu Phaeohyphomycois là một bệnh nhiễm nấm đặc trưng bởi sự hình thành các nang viêm ở mô dưới da.
Tác nhân gây bệnh đều là nấm, màu nâu, có gần 101 chủng khác nhau, thường gặp nhất là Wangiella dermatitidis và Exophiala jeanselmei, Dreschlera spicifera. Các loại nấm này sống hoại sinh trong đất hoặc ở các cây trồng bị bệnh. Bệnh thường xảy ra ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Thường hay gặp ở nông dân, người làm vườn, trồng rau, người đi chân đất, người suy giảm miễn dịch, nhất là người dùng corticosteroides kéo dài.
2. Triệu chứng lâm sàng
U nang dưới da: khối u dưới da, tách biệt, rắn chắc, dễ xác định, ít đau. Tổn thương này có thể lan rộng trở thành những mụn cóc giống như chromomycosis.
Thể xâm nhiễm vào xương sàng, dẫn đến hủy xương sàng.
Thể xâm nhiễm vào các tổ chức mô ở sâu: nặng, tạo thành các ổ abscess nội tạng có rò rỉ (xương, tủy xương, đặc biệt ở não).
3. Cận lâm sàng
Soi tươi: sợi nấm có vách ngăn màu nâu, đường kính 5-10µm, ở trạng thái xoắn vặn và tạo ra vô số bào tử có vách dầy.
Nuôi cấy: trên môi trường Sabouraud hoặc Mycosel ở 35độC, sau 1-4 tuần mọc khối khuẩn lạc xoăn và rắn, đường kính 1cm, màu nâu sẫm ngã đen.
4. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với: Leishmaniasis, Sporotrichosis, U thư tế bào vảy.
5. Điều trị
Phẫu thuật cắt bỏ, thể xâm nhiễm vào xương sàng dùng phẫu thuật nạo vét toàn bộ khu vực bị bệnh. Nên dùng kèm Itraconazole trong vài tuần đến vài tháng để phòng bệnh.
Trường hợp xâm nhiễm vào các tổ chức ở sâu, tiên lượng nặng, Itraconazole được chỉ định điều trị.
XEM HINH
BS. Lương Trường Sơn.