BỆNH HỌC

HỒNG BAN NÚT

(Erythema Nodosum)

 

Hồng ban nút (hồng ban đỏ) là sẩn cục viêm nhiễm bằng hạt đậu, hạt lạc, chắc, dưới da màu đỏ. Có thể số lượng một hoặc nhiều. Gặp ở mọi lứa tuổi, chủng tộc nhưng phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.

 

NGUYÊN NHÂN

Khoảng một nửa số trường hợp, nguyên nhân chính xác của hồng ban đỏ là chưa biết. Một số trường hợp nguyên nhân có thể là:

  • Nhiễm trùng:

-         Liên cầu khuẩn (phổ biến nhất)

-         Chlamydia

-         Nhiễm nấm Coccidioidomycosis, Histoplasma, Mycoplasma và Blastomycosis.

-         Viêm gan B

-         Bệnh trùng xoắn Leptospira

-         Bạch cầu đơn nhân Mononucleosis (EBV)

-         Mycobacteria (Phong, Lao)

-         Psittacosis

-         Giang mai (Syphilis)

-         Bệnh Tularemia

-         Yersinia

-         Bệnh thương hàn

  • Mang thai
  • Dị ứng thuốc: nhạy cảm với một số thuốc, bao gồm:

-         Amoxicillin và penicillin

-         Sulfonamid

-         Sulfones

-         Uống tránh thai

-         Các kháng sinh khác

-         Progestin

  • Các bệnh nội khoa khác có liên quan, bao gồm bệnh bạch cầu, Hodgkin,  ung thư hạch, sarcoidosis, thấp khớp, bệnh Bechet và viêm loét đại tràng.
  • Bệnh tự phát không rõ nguyên nhân.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Hồng ban nút thường hay xuất hiện vùng trước mào xương chày, ngoài ra còn hay gặp các vị trí khác như: mông, bắp chân, mắt cá chân, bắp đùi và cánh tay.

Các tổn thương bắt đầu hầu như là phẳng, cứng, nóng, đỏ, đau. Kích thước cục u khoảng một inch. Trong vòng một vài ngày chúng có thể trở thành màu tím, sau đó mờ dần trong vài tuần cho đến một màu nâu phẳng. Cấp tính, khỏi nhanh, có thể tự  khỏi. Tái phát nhưng hiếm (trừ bệnh phong - leprosy).

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

-         Sốt

-         Cảm giác mệt mỏi toàn thân (khó chịu)

-         Đau khớp

-         Da đỏ, viêm, hoặc bị kích ứng

-         Tổn thương thường đứng riêng rẻ.

-         Sưng chân hoặc khu vực có hồng ban nút khác

Những vùng da bị nhiễm trùng, đỏ có thể thoái lui chuyển thành màu bầm tím.

 

ĐIỀU TRỊ

Trước hết phải xác định nguyên nhân do nhiễm trùng, thuốc, hoặc bệnh để xử dụng phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả.

-        Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm triệu chứng viêm.

-        Uống dung dịch Iodua kali (SSKI) có thể làm nhỏ cục u.

-        Corticosteroid làm giảm tình trạng viêm cấp tính.

-        Thuốc giảm đau và hạn chế các hoạt động nhằm kiểm soát đau.

-        Nếu là nguyên nhân nhiễm trùng thì phải dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu song hành.

 

TIÊN LƯỢNG

Hồng ban nút gây khó chịu, nhưng thường là không nguy hiểm. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng khoảng 6 tuần, nhưng có thể tái diễn.

 Xem thêm hình ảnh tổn thương của HỒNG BAN NÚT (Click here)


 

BS. Lương Trường Sơn

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập