BỆNH HỌC

BỆNH RAYNAUD

Định nghĩa: Là bệnh rối loạn vận mạch ở tay, chân, phát triển sau khi bị lạnh làm co nhiều động mạch nhỏ.

Co động  mạch làm ứ mạch  tĩnh mạch.

Thường bệnh phát triển qua 2 thời kỳ kế tiếp:

- Thời kỳ ngất  (Syncope) gây thiếu máu.

- Thời kỳ ngạt Asphyxie gây tím đầu chi.

1. Lâm sàng:

Những cơn co thắt hầu như thường xuyên bắt đầu một bên sau sang bên kia, có trường hợp khu trú một bên.

Các ngón chân ít bị hơn, gót, mắt cá ngoài, mũi có thể mắc nhưng rất hiếm. Có thông báo đặc biệt cho biết bệnh có thể lan ra cả 4 chi.

Bệnh chịu ảnh hưởng của lạnh: nước lạnh, không khí lạnh. Thường xẩy ra về mùa đông. Các chấn động về tâm thần cũng ảnh hưởng đến bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng thể hiện qua 2 giai đoạn:

1.1. Giai đoạn 1: ngất tại chỗ, đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh.

Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về. Các đầu chi hơi giảm cảm giác đau và chi cũng hình như nhỏ lại.

Hiện tượng thiếu máu này chỉ khu trú vào 1- 2 ngón tay hoặc lan ra cả hai bên ngón tay, có khi lan ra cả cánh tay.

1.2.  Giai đoạn 2: ngất tại chỗ.

Thường tiếp ngay giai đoạn ngất 1-2 phút hoặc hơn.

Các ngón có màu trở lại dần dần xanh tím, có khi thành đen, cũng  lan lên vùng trước kia có hiện tượng ngất. ấn tay vào có vết mất mầu, khi thả ra thấy nâu trở lại. Đầu chi lạnh, cảm giác tăng thêm hoặc đau dữ dội. Nếu dơ cao tay hoặc ngâm nước ấm làm giảm bớt thâm tím.

Thường kèm theo số lượng các ngón tay như dùi trống.

Bệnh phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt cơn đau giảm bớt.

Thâm tím đầu chi  trong một thời gian rồi cũng giảm, cơn ngắn nếu tránh được lạnh.

2. Tiến triển:

Rất thay đổi mỗi cơn xảy ra trong vòng vài tuần đến một tháng, thường chỉ xảy ra vào mùa rét...

Thường cơn ngất càng nặng lên kéo dài, phát ra cả mùa nóng dẫn đến rối loạn dinh dưỡng chi. Rối loạn dinh dưỡng xảy ra sau các cơn kéo dài hoặc bị ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt  như mãn kinh.

Rối loạn dinh dưỡng nặng nhất là hoại tử đối xứng ở các đầu chi. Đầu chi thâm tím đen, giới hạn rõ, khu trú xung quanh và dưới móng. Xuất hiện những bọng nước nhỏ trong có chứa nước làm mủ vỡ ra để lại vết trợt, bọng nước có thể khô, không loét. Những vết loét  qua đi hoặc dai dẳng ở các đầu ngón, có thể có sẹo tròn, lõm xen kẽ các vùng mất sắc tố.

- Hoại tử đầu chi có thể có nhưng hiếm, tiếp theo sau vết loét nhiều lần, hoại tử phát triển và tiến triển nhanh. Hoại tử có thể một phần, một đốt hoặc cả ngón, nhiều ngón.

Thể cấp tính có thể  thành sẹo dễ dàng nhưng có khi phá huỷ cả xương bàn ngón.

- Xơ cứng đầu chi có thể đơn độc, có khi kèm hoại tử. Da đầu chi trở nên khô, bóng, hoại tử. Tổ chức da giảm đi, đốt cuối co lại, móng bị ảnh hưởng, ngón tay nhỏ lại ở đầu. Da dính vào bình diện ở dưới, hình ảnh giống như xơ cứng bì đầu chi (Sclérodactylie) nhưng tiến triển chậm hơn.

3. Chẩn đoán:

Cần chẩn đoán phân biệt:

- Hiện tượng co mạch ngoại biên: là hiện tượng sinh lý do lạnh, xảy ra rõ rệt ở một số người.

Tím tái đầu chi thư ờng xuyên, không đau.

- Viêm động mạch ở đầu chi (Artérite des membres) gây tắc mạch, thiếu máu dẫn đến hoại tử to hoặc nhỏ ở một và hai bên. Phát hiện được khi thăm dò động mạch hoặc chụp động mạch.

Biện pháp thăm dò: ngâm tay trong nước lạnh < 15°C là biện pháp đơn giản nhất từ đó thấy xuất hiện các triệu chứng trên.

- Thở  không khí lạnh hoặc là không khí lạnh lùa vào  gáy gây nên co mạch.

- Hoặc ngâm lạnh sau đó ngâm nóng.

- Chụp động mạch khi co.

- Đo huyết áp.

- Đo nhiệt độ thấy nhiệt độ ở các ngón giảm nhất là sau ngâm lạnh.

- Làm sinh thiết không cho kết quả rõ ràng.

4. Căn nguyên:

Raynaud cho là do rối loạn co thắt động mạch.

Các cơn co thắt động mạch gây  hiện tượng ngất tại chỗ chỉ là cơn sinh lý nhưng  kéo dài và tăng mạnh lên gây bệnh lý.

Hiện tượng ngạt tại chỗ.

5. Điều trị:

Rất khó trừ một số trường hợp nguyên nhân rõ và loại trừ được nguyên nhân không gây bệnh.

Cắt bỏ một đốt sống cổ, bóc tách đám rối thần kinh xung quanh mạch máu, cân bằng nội tiết, điều trị tuy vậy cũng không khỏi dễ dàng  và hoàn toàn được.

Cần sử dụng biện pháp:

- Tránh lạnh, đeo găng tay, tránh nước lạnh, gió lạnh.

- Thoải mái về tinh thần và thể lực.

- Không hút thuốc, uống rượu và các gia vị kích thích.

- Thuốc an thần uống lâu.

- Vitamin B6, nặng có thể tiêm 1 gam/ ngày x 1-2 tháng.

- Các thuốc làm giãn mạch: Réserpin. Achétylcholin, Griséofulvin 500 mg - 1 gam / ngày ( làm giãn mạch nhỏ).

- Phong bế Novocain vào các hạch giao cảm.

- Phẫu thuật.

Theo Benh.vn

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập