NẤM SÂU ZYGOMYCOSIS
1. Căn nguyên và dịch tễ
Nấm sâu Zygomycois là một bệnh nhiễm nấm mô dưới da, diễn tiến lan tỏa và mạn tính. Thường xảy ra ở Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Á. Có 2 dạng:
Entomophthoromycosis: do Basidiobolus ranarum (gây bệnh mô dưới da), vi nấm tìm thấy ở các mãnh vụn thực vật và đường ruột của các loài bò sát và động vật lưỡng cư; và Conidiobolus coronatus (gây bệnh quanh mũi), vi nấm tìm thấy ở trong đất, các mãnh vụn thực vật và một số côn trùng.
Mucormycosis: do nhiễm nhóm Zygomycetes, vi nấm tìm thấy trong đất, mãnh vụn thực vật, chất thải động vật, không khí.
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1.Entomophthoromycois:
-B.ranarum: tổn thương là nốt cứng, viêm mô tế bào phát triển quanh đai hông, có khi ở tứ chi, vùng mông, thân mình, lan tràn chậm.
-C.coronatus: tổn thương phát triển ở mũi, lan vào trung tâm mặt, phù nề, cứng, đau. Nặng có thể làm biến dạng mũi, môi, cằm.
Mô bệnh học: phản ứng dạng u hạt mạn tính, tẩm nhuận mô bào, lympho bào, tương bào, tế bào khổng lồ, eosinophil. Vi nấm dạng sợi có thành mỏng giống dây đai, rộng, phân nhánh chéo góc phải. Có nhiều eosinophil bao xung quanh sợi nấm (hiện tượng Splendore-Hoeppli) .Nuôi cấy: nấm mọc nhanh trên môi trường Sabouraud.
2.2.Mucormycosis:
Bệnh phát triển cấp tính, diễn tiến nhanh, tử vong cao (80%). Thường xảy ra trên người tiểu đường nhiễm toan lactic, u lympho, bệnh bạch cầu, AIDS, suy thận mãn, giảm miễn dịch, phỏng, rối loạn dinh dưỡng…
Có 5 hình thái lâm sàng: mũi-não, phổi, da, dạ dày-ruột, lan tỏa. Dẫn đến nhồi máu, hoại thư, và tạo thành các mãnh hoại tử mủ, đen. Loét, viêm mô tế bào, tổn thương giống chốc loét hoại thư, abscess hoại tử thường gặp.
Mô bệnh học: sợi nấm có thành dầy, phân nhánh chéo góc phải, có nhiều eosinophil xung quanh.
4. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với: Actinomycois, Aspergillosis, Cryptoccois, Nocardiosis, Toxoplasmosis, Abcess não, U loét dạ day (Peptic Ulcer Disease).
5. Điều trị:
Đối với Entomophthoromycosis:
Potassium iodine là thuốc lựa chọn, 2-6g/ngày x 6-12 tuần (khởi đầu 5 giọt x 3 lần /ngày, tăng dần lên 30-50 giọt x 3 lần/ngày). Ketoconazole 400mg/ngày, Itraconazole 100-200mg/ngày cũng có hiệu quả. Cắt bỏ các tổn thương nhỏ cũng là phương pháp trị liệu, nhưng dễ tái phát.
Đối với Mucormycosis:
Phối hợp vừa cắt bỏ mô bị nhiễm với liệu pháp kháng nấm, thường là Amphotericine B.
XEM HINH ANH LAM SANG
BS. Lương Trường Sơn