BỆNH HỌC

VIÊM BÌ CƠ

(Dermatomyositis)

 

Viêm bì cơ là một bệnh tự miễn ít gặp hơn so với các bệnh luput đỏ, xơ cứng bì và viêm nút quanh động mạch. Biểu hiện điển hình của bệnh là viêm da, viêm cơ và yếu cơ. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi từ 40 đến 60. Tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi cũng có thể bị.


1. Căn nguyên  

Căn nguyên của bệnh cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng. Một số tác giả đề cập đến sự liên quan của viêm bì cơ và nhiễm Toxoplasma. Một số tác giả cho rằng có đáp ứng miễn dịch dịch tễ và miễn dịch tế bào, đồng thời xác định được các phức hợp miễn dịch tại các cơ bị viêm và trong huyết thanh của những bệnh nhân viêm bì cơ. 
Ngày nay người ta cho rằng viêm bì cơ là một bệnh tự miễn có thể phối hợp với các bệnh tự miễn khác và đôi khi có liên quan đến các bệnh a u và ung thư. 

2. Triệu chứng lâm sàng 

 2.1. Triệu chứng ở cơ 

 - Yếu cơ tiến triển biểu hiện bằng các dấu hiệu như khong lên được cầu thang, ngồi xổm khó, không giơ được tay lên trên, ...  
 - Đau cơ đặc biệt là khi cử động, đi lại. 
 - Teo cơ: Giai đoạn cuối.  
 - Nếu các cơ ở mặt bị thì có khả năng kèm theo u ác tính.  

 2.2. Triệu chứng ở da 

 Có thể xuất hiện trước khi có các triệu chứng ở cơ với các thương tổn là các dát đỏ tím (màu rượu vang), có vảy, có thể teo, tăng hoặc giảm sắc tố sau một thời gian tiến triển.   
- Giảm mạch quanh các móng tay, móng chân.   
- Sẩn Gottron (Gottrons’ papules) ở các khớp ngón tay.  
- Lắng đọng canxi dưới da, cơ, xương có thể loét.  
- Có thể có đỏ da toàn thân.
  
2.3. Triệu chứng khác   

- Đau khớp.   
- Xơ phổi.   
- Mắt: Viêm mống mắt thể mi.  
- Toàn thân: Sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, ...
  
3. Chẩn đoán   

3.1. Chẩn đoán xác định dựa vào
- Lâm sàng: Biểu hiện của viêm da và viêm cơ. 
- Xét nghiệm: Men CPK (Creatin photphokinase) tăng cao, điện cơ bất thường. Cần siêu âm hoặc X-quang đẻ kiểm tra có các khói u nội tạng không.   
Trường hợp khó chẩn đoán cần sinh thiết da và cơ.
 
3.2. Chẩn đoán phân biệt 

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Viêm da cơ (Polymiositis), luput đỏ, viêm da do ánh nắng, xơ cứng bì phù.   

4. Điều trị:   

- Thuốc bôi: Các mỡ Corticoid bôi thương tổn da.   
- Corticoid: Prednisolon 0,5-1,0mg/kg/ngày (tiêm tinh mach Solunedrol) từ từ tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân. Đặc biệt phải duy trì liều thấp (5-10mg/ngày) trong thời gian lâu dài để tránh bệnh tái phát.   
- Colchicin: Giảm hiện tượng lắng đọng canxi.   
- Hiện nay một số thuốc ức chế miễn dịch khác cũng được sử dụng như: Azathioprin, Cyclophosphamide, Rituximab... Chú ý: Trong giai đoạn cấp tính phải cho bệnh nhân nghỉ ngơi. 

PGS.TS Trần Hậu Khang





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập