BỆNH HỌC

VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG
 
Viêm da cơ địa dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng cơ địa (Atopic dermatitis) là một tình trạng viêm da ngứa mạn tính, rất phổ biến, thường gặp ở trẻ em nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó còn được gọi là bệnh chàm cơ địa.
Viêm da dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. Có nghĩa là người bệnh có thể bị kết hợp nhiều bệnh cùng một lúc như viêm da dị ứng, hen suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng). Thường thì trong gia đình cha mẹ hoặc anh chị em cũng có người bị bệnh tương tự.
Viêm da cơ địa dị ứng không lây truyền! Nó xuất hiện do sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường, bao gồm các chất gây kích ứng da, thời tiết, nhiệt độ, vv.
 
Hình ảnh lâm sàng của viêm da cơ địa dị ứng?
Hình ảnh lâm sàng rất đa dạng. Giai cấp tính biểu hiện viêm, đỏ, mụn nước, phồng rộp và đôi khi rỉ dịch. Tiếp theo, da có thể trở nên bình thường hay chuyển thành chàm mãn tính với các khu vực khô, dày lên và ngứa.
Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi mà có một số biểu hiện lâm sàng tương đối giống nhau
 
Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em
 
Trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh dưới một năm tuổi thường hay bị eczema. Da thường khô, có vảy và đỏ với dấu vết gãi sắc của móng tay.
  • Các má của trẻ sơ sinh thường là nơi đầu tiên bị chàm.
  • Các khu vực thường xuyên quấn khăn hay tã lót giữ ẩm có thể phát triển kích ứng gây ra viêm da dị ứng.
 
Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ dưới 6 tuổi
 
Trẻ em trước tuổi đi học
  • Khi trẻ bắt đầu đi được, vị trí eczema có tính đặc trưng hơn. Những đứa trẻ chập chững biết đi thì bệnh chàm có thể trông rất tươi (thô) và gây khó chịu
  • Viêm da ở nhóm tuổi này thường ảnh hưởng đến mặt duỗi (bên ngoài) quanh các khớp, đặc biệt là cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.
  • Khi đứa trẻ lớn hơn, vị trí eczema thường xuyên thay đổi liên quan đến các bề mặt gấp của cùng các khớp (các nếp nhăn) và mặt duỗi ít hơn. Da bị ảnh hưởng thường trở thành lichen tức là khô và dày lên do gãi và chà xát,
  • Một số trẻ em, bệnh chàm ở mặt duỗi có thể tồn tại đến thời niên thiếu.
 
 Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em lứa tuổi đi học
 
Tuổi em lứa tuổi đi học
  • Trẻ lớn hơn, bệnh chàm thường xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, các khu vực nhạy cảm khác bao gồm các mí mắt, dái tai, cổ và da đầu.
  • Chúng có thể phát triển tái phát thành các đợt cấp với những đám mụn nước ngứa ở ngón tay của lòng bàn tay và bàn chân như bệnh tổ đỉa (pompholyx) hoặc viêm da mụn nước bàn tay, chân.
  • Nhiều trẻ em phát triển viêm da dị ứng có hình dạng đồng tiền “nummular” và rải rác toàn cơ thể. Tổn thương tròn khô, đỏ và ngứa và có thể bị nhầm lẫn với nhiễm nấm.
  • Hầu hết eczema tồn tại suốt quá trình đi học và nó có thể khỏi vào tuổi dậy thì, nhưng chức hàng rào ngăn cản của da là không bao giờ hoàn toàn bình thường.
 
Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn
 
Người lớn
  • Viêm da cơ địa dị ứng người lớn biểu hiện rất đa dạng.
  • Tổn thương chàm có thể lan tỏa hơn, da thường khô hơn và dày hơn ở trẻ em.
  • Người lớn thường bị eczema hóa, khu trú ở bàn tay, mí mắt, khuỷu tay, núm vú hoặc tất cả các vị trí này.
  • Nhiễm trùng tụ cầu tái phát có thể hay gặp.
  • Viêm da cơ địa dị ứng là yếu tố chính gây nên viêm da tiếp xúc tiếp xúc kích thích nghề nghiệp, hay gặp ở người thường xuyên tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa hoặc dung môi.
  • Viêm da bàn tay ở cơ địa người lớn có xu hướng khô và dày lên, nhưng cũng có thể có mụn nước.
 
Viêm da dị ứng dai dẵng
 
Viêm da cơ địa dị ứng có tồn tại mãi không?
Viêm da cơ địa dị ứng ảnh hưởng đến 15-20% trẻ em, nhưng chỉ 1-2% ở người lớn.
Viêm da cơ địa dị ứng ít xảy ra ở trẻ em < 4 tháng tuổi, nhưng trẻ có thể bị viêm da tuyến bã. Sự khởi đầu của viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em thường trước hai tuổi, đôi khi cũng xuất hiện đầu tiên ở người lớn tuổi hơn.
Viêm da cơ địa dị ứng thường là tồi tệ nhất độ từ hai đến bốn tuổi, nhưng thường được cải thiện sau này và có thể khỏi hoàn toàn ở độ tuổi thiếu niên.
Một số ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, làm tóc, công việc vệ sinh, … dễ gây kích thích và dị ứng góp phần làm trầm trọng thêm viêm da cơ địa dị ứng.
 
Điều trị
Điều trị viêm da cơ địa dị ứng có thể cần nhiều tháng và phải tuân thủ lộ trình hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa da liễu. gân như luôn luôn đòi hỏi:
  • Giảm tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt (nếu được)
  • Thường xuyên bôi kem ẩm (moisturisers)
  • Corticoide bôi tại chỗ liên tục
Trong một số trường hợp, việc kiểm soát viêm da cơ địa dị ứng cần 1 trong các cách sau đây:
  • Bôi thuốc thuốc chất ức chế calcineurin như kem pimecrolimus hay mỡ tacrolimus
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng histamine
  • Quang tuyến trị liệu
  • Uống corticosteroids
Eczema dai dẵng và nặng có thể được điều trị với một trong các thuốc ức chế miễn dịch sau:
  • Methotrexate
  • Ciclosporin
  • Azathioprine

XEM THÊM HÌNH ẢNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

VIÊM DA CƠ ĐỊA THƯỜNG GẶP

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

 BS. Lương Trường Sơn.

 





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập