TRỨNG CÁ ĐỎ
(Rosacea, Red Skin Rash)
1. Đại cương
Rosacea là một tình trạng da ở vùng mặt nổi đỏ với nốt sẩn (mụn) hoặc mảng, thường hay gọi trứng cá đỏ. Tuy nhiên, bệnh rosacea không phải trứng cá thường (acne vulgaris), hay gặp ở tuổi thiếu niên, trong khi đó, bệnh rosacea thường gặp ở người trung niên. Mặc dù bệnh rosacea có thể xảy ra cấp tính nhưng sau đó có thể thuyên giảm đáng kể trong khoảng thời gian điều trị ngắn, nếu không điều trị nó sẽ trở nên rất tồi tệ. Tình trạng này thường phổ biến ở người da trắng, nhưng biến thể của trứng cá đỏ được gọi là mụn trứng cá agminata (dạng sẩn hoại tử) thường thấy ở người châu Á và châu Phi.
2. Nguyên nhân và Cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân chính xác của bệnh rosacea chưa được biết rõ, nhưng dấu hiệu chính của bệnh Rosacea là viêm, lưu lượng máu qua da vùng mặt bất thường và phát triển quá mức của mô dưới da theo thời gian (đặc biệt là mũi). Nguyên nhân gây tấy đỏ và viêm là nguyên nhân thay đổi lòng mạch máu của da, vi khuẩn và nồng độ của một số yếu tố miễn dịch.
Ve Demodex có thể đóng vai trò phát triển bệnh rosacea. Những con ve này rất thích ký sinh ở lỗ chân, nang lông vùng da mặt của con người, chúng có thể không gây bệnh, nhưng gây ra phản ứng miễn dịch rồi tạo ra phản ứng viêm tại chỗ. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy Helicobacter pylori (H.pylori), vi khuẩn gây viêm dạ dày, cũng có thể đóng một vai trò trong bệnh rosacea.
Nồng độ một số hợp chất miễn dịch và các enzym da có thể cũng góp phần vào quá trình nặng bệnh rosacea như các chất cathelicidin và các enzym tryptic ở lớp sừng.
Yếu tố nguy cơ: rượu, caffeine, cảm xúc, tập thể dục, đồ uống nóng, nhiệt độ nóng hoặc lạnh, gia vị thực phẩm, tại chỗ gây kích ứng da, đặc biệt là mỹ phẩm,…
3. Triệu chứng lâm sàng
Các vị trí thường hay bị Rosacea là trán, má và cằm, thỉnh thoảng có cả da đầu. Khi tình trạng viêm lan rộng tới bờ mi mắt, nó có thể gây ra một kích thích châm chích (rát, ngứa) gây nên chứng đỏ mắt (ocular rosacea), có thể phức tạp gây viêm bờ mi hoặc viêm kết mạc. Tổn thương xuất hiện như:
- Đỏ da có xu hướng lan rộng dễ dàng.
- Mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt da (telangiectasia).
- Sẩn liên kết thành mảng như da gà và mụn nhọt (papules).
- Mũi bị sưng đỏ do phát triển quá mức của các mô mềm của mũi (rhinophyma).
Các giai đoạn Rosacea
Giai đoạn tiền trứng cá đỏ: Bùng phát, đỏ mặt; Cảm giác châm chích; Dễ dàng bị kích thích bởi ánh nắng mặt trời, cảm xúc, nóng hoặc lạnh, rượu, thức ăn cay và mỹ phẩm. Giai đoạn này còn kéo dài sang cả giai đoạn khác.
Giai đoạn giãn mạch:Mặt đỏ sưng phù tại các vị trí bị ảnh hưởng; Mạch máu nhỏ trên mũi và má nổi rõ có thể nhìn thấy được; Da nhờn và da khô bong tróc có thể xuất hiện trên các khu vực bị ảnh hưởng.
Giai đoạn viêm: Sưng và đỏ nặng hơn; Sẩn nhỏ và mảng sẩn phát triển.
Giai đoạn cuối: Da trên má và mũi dày và thô; Tổn thương trở nên không ổn định và dai dẳng.
4. Điều trị của Rosacea
Chưa có cách chữa trị triệt để bệnh rosacea. Điều trị bằng thuốc hầu như chỉ hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình trạng này và làm giảm các triệu chứng trong một thời gian ngắn. Các biện pháp điều trị tương tự như mụn trứng cá thường.
Cần tránh:
- Thực phẩm nhiều gia vị, đồ uống có cồn, thức uống chứa caffeine.
- Ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng.
- Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da khác gây kích ứng.
Các thuốc bôi (kem, gel và kem) được sử dụng để điều trị trứng cá đỏ bao gồm: Kháng sinh, Azelaic axit, Benzoyl peroxide, Sodium sulfacetamide, Tretinoin.
Thuốc uống (viên nén và viên nang) cho bệnh rosacea bao gồm: Kháng sinh, Isotretinoin, Ức chế miễn dịch. Corticosteroids chỉ nên được sử dụng cho một tình trạng được gọi là trứng cá đỏ tối cấp (mủ).
Các biện pháp phẫu thuật cũng không chữa bệnh được nhưng có thể giúp giảm tác động mỹ phẩm và cải thiện một số triệu chứng của bệnh rosacea.
- Telangiectasia - ELECTROSURGERY hoặc laser xung.
- Rhinophyma - mài da, laser vỏ hoặc phẫu thuật cạo thủ tục.
XEM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG
BS. Lương Trường Sơn.